ttth247.com

Lợi ích của cần tây với người bệnh tiểu đường

Cần tây không chứa nhiều carbohydrate, chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ nên ít làm tăng lượng đường trong máu, hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.

Cần tây ít đường và calo, có thể kết hợp nhiều món như nấu canh, xào, ép lấy nước hay dùng như bữa nhẹ. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cần tây cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất như vitamin C, K, folat, canxi, magiê tốt cho sức khỏe.

Ít tinh bột

Người bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường cần theo dõi lượng carbohydrate tiêu thụ trong mỗi bữa. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến khích người bệnh này ăn nhiều thực phẩm chứa ít hoặc không tinh bột (carbohydrate) để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Thực phẩm giàu carbohydrate có thể tác động lên lượng đường trong máu theo nhiều cách. Lượng carbohydrate trong cần tây rất thấp, một cọng chỉ có 1,19 g carbohydrate theo USDA. Do đó, nó không có khả năng làm tăng lượng đường trong máu.

Chỉ số đường huyết thấp

Mỗi loại rau củ quả có chỉ số đường huyết (GI) khác nhau. GI là công cụ đo lường để phân loại thực phẩm có chứa carbohydrate theo khả năng làm tăng lượng đường trong máu. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, trong khi GI của các loại quả như dưa hấu và dứa cao thì các loại rau không chứa tinh bột như cần tây lại có GI thấp hơn. Người tiểu đường có thể ăn loại rau này mà không lo đường huyết tăng vọt.

Giàu chất xơ

Do hàm lượng chất xơ cao, cần tây có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Cơ thể người không thể phân hủy hoàn toàn chất xơ, khiến nó gần như nguyên vẹn khi di chuyển qua ruột. Điều này có thể giúp tiêu hóa bình thường và thúc đẩy cảm giác no. Loại chất xơ hòa tan liên kết với chất lỏng trong ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa cũng như hấp thụ đường. Kết quả là lượng đường trong máu ổn định hơn.

Giảm viêm và biến chứng tiểu đường

Hợp chất flavonoid có lợi cho sức khỏe chủ yếu có trong rau quả. Một số flavonoid trong cần tây đem đến tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Lượng đường trong máu cao thường thấy ở người bệnh tiểu đường có thể gây viêm trong cơ thể. Nó cũng dẫn đến các biến chứng tim mạch, mắt và thận. Các hợp chất chống oxy hóa của rau này có thể giảm tình trạng viêm.

Luteolin là loại flavonoid quan trọng trong cần tây có khả năng làm giảm tổn thương thần kinh ở người tiểu đường.

Bảo Bảo (Theo Livestrong)

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 ngày trước - Vitamin C góp phần ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng, cải thiện lượng đường trong máu, giảm căng thẳng, có lợi cho người tiểu đường.
2 tuần trước - Người bệnh tiểu đường ăn dưa chuột, dâu tây, đu đủ, cam, bưởi giúp giảm nguy cơ mất nước gây mệt mỏi, đau đầu, hạ huyết áp.
1 tháng trước - 'Theo nghiên cứu mới được công bố, nghệ chứa một hợp chất hoạt tính gọi là curcumin có thể hỗ trợ giảm cân'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 tháng trước - Người bệnh tiểu đường có thể dùng cỏ ngọt như một chất thay thế chất ngọt và có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường lâu năm.
2 ngày trước - Lá dâu tằm cung cấp một số hợp chất có thể giúp chống lại bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường ăn lá...
Xem tin bài khác
13 phút trước - Bệnh viện Ung bướu TP HCM ghi nhận 9 tháng đầu năm, lượt khám ung thư tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, khoảng 4.500-4.700 bệnh nhân một ngày.
1 giờ trước - TP HCM- Bà Ánh, 68 tuổi, thoát vị đĩa đệm trên nền loãng xương nặng, được bác sĩ dùng vít rỗng bơm xi măng sinh học để cố định cột sống, tránh nguy cơ gãy xương, di lệch vít.
1 giờ trước - Để nhận được lợi ích từ cà phê và giảm các tác dụng phụ, thời điểm uống cà phê rất quan trọng. Vậy nên uống cà phê vào lúc nào trong ngày? Trào lưu thưởng thức một tách cà phê từ 4 giờ sáng và ngắm bình minh có thực sự tốt?
2 giờ trước - Người dưới 17 tuổi, suy giảm miễn dịch hoặc chưa có kháng thể nguy cơ mắc sởi cao.
2 giờ trước - Tỏi, các loại hạt, rau lá xanh, trái cây họ cam quýt cung cấp chất dinh dưỡng thực vật hỗ trợ giảm tích tụ chất béo, hạ men gan tự nhiên.