ttth247.com

Lõm ngực

Lõm ngực là tình trạng phát triển bất thường của thành ngực trước, biểu hiện bằng xương ức và xương sườn hướng vào bên trong gây lõm lồng ngực.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Đại tá, BS.CK2 Trần Hồng Quang, Phó chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Quân y 175.

Tổng quan

- Đây là loại dị dạng lồng ngực thường gặp nhất, có thể gây chèn ép tim phổi, gây hạn chế vận động thể lực, gầy yếu và ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ.

- Bệnh có thể phối hợp với dị dạng, cong vẹo cột sống, thường ở mức độ nhẹ.

Nguyên nhân

- Là bệnh lý bẩm sinh, xuất hiện từ nhỏ thường không rõ ràng, tiến triển theo thời gian và thường rõ nhất vào độ tuổi dậy thì khi xương phát triển mạnh nhất.

- Bệnh có tính chất gia đình, anh em ruột có thể cùng mắc hoặc bố con.

Triệu chứng và ảnh hưởng

- Hầu hết bệnh thể trung bình - nhẹ sẽ không có triệu chứng chèn ép tim phổi và không gây ra triệu chứng.

- Với các mức độ nặng hơn, các triệu chứng thường gặp gồm đau tức ngực, mệt mỏi thường xuyên, khó thở, tim đập nhanh.

- Khi trẻ hoạt động nhiều gây ra tình trạng hạn chế vận động thể lực, hoạt động nhanh mệt mỏi và khó thở hơn bạn cùng trang lứa.

- Gầy, suy dinh dưỡng, kết hợp với lõm gây ra tình trạng thẩm mỹ kém.

- Các thể bệnh có thể tiến triển dần theo thời gian và nặng lên gây ra triệu chứng.

- Ảnh hưởng về mặt tâm lý: tự ti, ngại tiếp xúc với bạn bè, thậm chí tự kỷ.

Điều trị

- Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh lý dị dạng lồng ngực bẩm sinh hiện nay chủ yếu là phẫu thuật.

- Dưới hướng dẫn của nội soi khoang lồng ngực, các bác sĩ sẽ đặt các thanh kim loại được thiết kế để uốn theo hình dạng lồng ngực cần điều chỉnh với 1-2 đường mổ dài 2 cm mỗi bên. Bệnh nhân xuất viện sau khoảng 4-5 ngày.

- Độ tuổi điều trị tốt nhất thường từ 6 đến 15 tuổi. Các bệnh nhân ngoài 20 tuổi vẫn có thể phẫu thuật được nhưng quá trình hậu phẫu có thể khó khăn hơn.

- Chỉ định điều trị trong các trường hợp:

  • Chỉ số đánh giá mức độ biến dạng lồng ngực nặng (Chỉ số Haller trên phim cắt lớp vi tính > 3,2).
  • Có triệu chứng của chèn ép tim phổi: khó thở, tức ngực, hạn chế vận động thể lực.
  • Tính thẩm mỹ, tâm lý gây ra mặc cảm, tự ti... ảnh hưởng lớn tới cuộc sống.

Mỹ Ý

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - Trẻ bị lõm ngực cần được phẫu thuật ở độ tuổi 8-14 để tránh chèn ép tim và phổi, khi xương lồng ngực còn mềm và dễ tạo hình.
2 tuần trước - Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu, đặc biệt ở phụ nữ trẻ tuổi. Góp phần cho tình trạng này tăng nặng là một vài thói quen xấu như uống cà phê, trà không đúng cách.
2 tuần trước - Tôi bị bướu sợi tuyến lành tính nhưng thường xuyên đau nhức, nhất là trước mỗi kỳ kinh nguyệt. Tôi có nên phẫu thuật bướu không? (Quỳnh Châu, Tây Ninh)
1 ngày trước - Mổ tim hở kết hợp kỹ thuật gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP) giúp người bệnh giảm đau tối đa, không cần dùng morphin.
1 tháng trước - TCA là axit dùng để làm đầy sẹo lõm và tẩy da chết, trẻ hóa da nhưng có thể gây bỏng, kích ứng nếu sử dụng sai cách.
Xem tin bài khác
4 phút trước - Thoa các chất dưỡng ẩm, bổ sung một số loại thực phẩm vào chế độ ăn uống và tránh chất gây kích ứng da có thể làm dịu làn da khô.
1 giờ trước - Tuyên Quang- Người đàn ông 51 tuổi, có khối u mỡ khổng lồ nằm dưới tinh hoàn khiến đau tức vùng bìu, khó sinh hoạt.
1 giờ trước - Tự do ăn uống, phương pháp với cái nhìn tích cực về cơ thể và thái độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm cân so với các cách ăn kiêng độc hại khác.
1 giờ trước - Các bác sĩ TTYT huyện Xuân Trường, Nam Định phẫu thuật thành công ca phẫu thuật lấy thai cho một sản phụ chuyển dạ sinh ngay trong khi mưa bão đổ bộ vào Nam Định.
2 giờ trước - Trung Quốc- Giới chức đang điều tra vụ việc một người đàn ông tử vong sau khi nhổ 23 chiếc răng và trồng 12 chiếc khác trong cùng một ngày.