ttth247.com

Mẹ mắc bệnh thalassemia có di truyền cho con?

Tôi mang gene bệnh alpha thalassemia, từng sảy thai lúc 8 tuần, hiện mang thai 11 tuần, có khả năng truyền bệnh cho con không? (Minh Thu Tran, 32 tuổi, Lâm Đồng)

Trả lời:

Bệnh thiếu máu do tan máu bẩm sinh (thalassemia) xảy ra do cơ thể không sản xuất đủ hoặc không đảm bảo chức năng của huyết sắc tố hemoglobin bao gồm chuỗi alpha và beta trong hồng cầu. Do mất cân bằng về số lượng và chức năng, bệnh có các triệu chứng khác nhau. Việt Nam có khoảng 13 triệu người mang các đột biến gene về thalassemia. Trong đó chủ yếu là người mang gene thể ẩn và người mang gene bệnh có khả năng di truyền cho thế hệ tiếp theo.

Với trường hợp của bạn, tùy vào số lượng đột biến trong cơ thể có những biểu hiện khác nhau. Tổng số gene để tạo ra các chuỗi alpha là 4. Nếu một người chỉ có tổn thương một gene thì gọi là thalassemia thể ẩn, không có biểu hiện lâm sàng hoặc thiếu máu, nhưng có thể truyền gene này cho thế hệ tiếp theo.

Nếu bạn có hai đột biến ở hai gene alpha thì cần xét nghiệm bố đứa trẻ có các đột biến gene về alpha thalassemia không. Trường hợp người chồng đột biến ở hai gene, khả năng thai nhi có bất thường ở 4 gene, tức là thể hemoglobin nặng nhất. Điều này ảnh hưởng đến chức năng sống của thai ngay từ trong bào thai, gây phù thai, nguy cơ thai lưu rất cao trong buồng tử cung. Trẻ sinh ra luôn có biểu hiện rất nặng, cần truyền máu suốt đời.

Thai phụ xét nghiệm máu tại phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7. Ảnh minh họa: Ngọc Châu

Thai phụ xét nghiệm máu tại phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7. Ảnh minh họa: Ngọc Châu

Trường hợp bố đột biến gene beta thalassemia, bé có tổn thương kết hợp của cả hai gene alpha, beta thì sẽ không có biểu hiện lâm sàng nào, tức là bé hoàn toàn bình thường. Bạn có thể yên tâm nếu mẹ có bất thường gene alpha và bố có bất thường gene beta.

Trong chuyên ngành sản khoa, chúng tôi chỉ sàng lọc thalassemia ở thể hemoglobin bart, tức là có 4 gene đột biến. Nếu bạn có 1-2 gene bệnh, còn người chồng không mang bất thường của thể alpha thalassemia, khả năng thai nhi mắc các thể nặng rất thấp. Tuy nhiên vì không biết chồng của bạn đã xét nghiệm tất cả gene chưa, nếu có sự kết hợp của hai gene alpha thalassemia với một đột biến của các hệ hồng cầu bất thường khác như HbS, HbE hoặc HbC cũng tạo ra một thể rất nặng, gần tương đương với thể hemoglobin bart ở trẻ.

TS.BS Nguyễn Hoàng Long
Phó giám đốc Trung tâm Y học bào thai
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Trung tâm khám chữa bệnh Tâm Anh quận 7

Độc giả gửi câu hỏi về sản phụ khoa tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 ngày trước - Tôi sảy thai hai lần, một lần sinh con nhưng bé mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia). Vợ chồng xét nghiệm, phát hiện đều mang gene bệnh này thể ẩn, nguy cơ di truyền cho con ở lần sinh sau.
2 ngày trước - Đà Nẵng- Phạm Lê Hoàng Vương, 8 tuổi, nói "biết ơn" sau ca ghép tủy thành công điều trị tan máu bẩm sinh, từ nay hàng tháng không còn phải đến viện truyền máu.
2 tuần trước - Vợ chồng chị Hương đều mang gene bệnh mà không biết nên di truyền cho hai con, các cháu chào đời với nhiều bệnh tật rồi mất sớm.
3 tuần trước - Thực hiện sàng lọc dị tật thai qua một dịch vụ online, bà bầu 29 tuổi nhận kết quả "chỉ số bình thường" mà không biết dữ liệu bị tráo đổi và không may bé chào đời mắc bệnh đột biến gene.
1 tháng trước - Viêm da cơ địa không chỉ là bệnh da liễu phổ biến ở trẻ nhỏ mà còn khiến con quấy khóc, biếng ăn, mất ngủ, gầy yếu. Cùng Orgabie tìm hiểu nguyên nhân và 05 lầm tưởng của mẹ khiến con tái phát nhiều lần để khắc phục mẹ nhé!
Xem tin bài khác
16 phút trước - Các loại đậu, sữa chua, táo và hạt methi là những thực phẩm bổ dưỡng, tạo cảm giác no lâu, giúp giảm mỡ bụng nhanh chóng.
17 phút trước - Trà xanh, gừng, bạc hà, quế, hoa cúc cung cấp các hợp chất thực vật, chất chống oxy hóa hỗ trợ cải thiện độ nhạy insulin, giảm lượng đường trong máu.
22 phút trước - Mặc dù mang thai to hơn 39 tuần trên tử cung có sẹo mổ đẻ cũ, thế nhưng sản phụ 34 tuổi ở Hà Nội cố chờ chọn 'ngày đẹp' để sinh con. May mắn các bác sĩ Bệnh viện Quân y 354 mổ cấp cứu thành công, bé gái nặng gần 6kg chào đời khỏe mạnh.
37 phút trước - Các nhà nghiên cứu từ Đại học Leeds (Anh) vừa có phát hiện hứa hẹn thay đổi cuộc chiến chống lại gan nhiễm mỡ và các bệnh tim mạch
52 phút trước - Các nghiên cứu ghi nhận lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên, nhất là với các bệnh nhân tim mạch. Tuy nhiên, các bài tập với cường độ cao có thể gây nguy hiểm cho một số bệnh nhân như bệnh cơ tim phì đại, rối loạn nhịp tim.