ttth247.com

Mổ bắt con thành công cho 'thai phụ đặc biệt nhất từ trước đến nay'

Chiều 4-10, theo thông tin từ Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, bệnh viện này vừa phối hợp với Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương (TP.HCM) phẫu thuật bắt con cho một thai phụ bị viêm dính thoái hóa cột sống cổ lâu năm.

Đó là chị P.T.X.T., 43 tuổi, ngụ ở Vĩnh Long. Ngày nhỏ chị T. bình thường, nhưng từ năm 20 tuổi, chị bị đau cột sống cổ. Chị đến khám, điều trị bệnh ở một bác sĩ tư. 

Sau đó bác sĩ tiêm thuốc không rõ loại trực tiếp vào cột sống trong 3 tháng, mỗi tháng 3 mũi. Cổ, đốt sống ngực, đốt sống lưng của chị trở nên cứng dần, hạn chế vận động.

Hơn 20 năm nay, chị không thể cúi xuống hoặc khom lưng, tối ngủ không thể kê cao đầu trên gối được, người không xoay trở được, cứng như thân cây gỗ.

Chị T. kể, chị lập gia đình được 3 năm. Chị bán vé số dạo hàng ngày. Chồng chị bị tật ở 2 chân, không thể di chuyển được nên anh bán vé số tại chỗ. Cách đây 4 năm, anh chị quen nhau trong hội người khuyết tật và sau một năm quen nhau thì quyết định đám cưới.

Những năm gần đây, chị T. điều trị bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy với chẩn đoán viêm dính thoái hóa cột sống cổ. Khi phát hiện có thai 5 - 6 tuần, chị T. tự ý ngưng thuốc điều trị cột sống vì sợ thuốc ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi thai được 39 tuần 6 ngày, chị T. được nhập viện tại Bệnh viện Sản nhi Trà Vinh. Các bác sĩ chỉ định mổ lấy thai vì thai chậm tăng trưởng trong tử cung và khung chậu hẹp.

Tại phòng mổ bệnh viện tỉnh, chị T. được các bác sĩ gây tê tủy sống nhưng không thể tìm được một khe hở ở đốt sống để đưa kim và bơm thuốc tê vào được. Các bác sĩ cũng không thể gây mê nội khí quản được vì miệng chị bị cứng không mở lớn như bình thường được. Chị T. được Bệnh viện Sản nhi Trà Vinh chuyển cấp cứu lên Bệnh viện Từ Dũ.

Chiều 30-9, chị nhập viện Bệnh viện Từ Dũ trong tình trạng bụng có cơn gò, cổ tử cung mở 1 - 2cm, thai nhỏ, thiểu ối, giảm trở kháng (PI) động mạch não giữa, giảm CPR - chỉ số não nhau giảm thể hiện có tình trạng thiếu oxy máu trong bệnh cảnh thai chậm tăng trưởng trong tử cung.

Sau đó một ngày, bác sĩ Tào Tuấn Kiệt, trưởng khoa gây mê hồi sức của bệnh viện, đã báo động khẩn cấp trước giao ban bệnh viện về tình trạng của chị T.

Với bệnh viêm dính cột sống cổ lâu năm, cứng và giới hạn khớp hàm làm không há miệng to như bình thường và cũng không thể ngửa cổ, nên chị T. không thể gây tê và gây mê như bình thường được. Đây là thách thức lớn cho bác sĩ gây mê trong việc lựa chọn phương pháp vô cảm và quản lý đường thở trong phẫu thuật.

Các bác sĩ cho rằng chỉ còn nhờ ống soi mềm để đặt được ống nội khí quản đường mũi để kiểm soát hô hấp khi gây mê toàn thân chị T..

Nhưng hiện tại thiết bị ống soi mềm để đặt nội khí quản đường mũi rất ít bệnh viện trang bị để sử dụng. Bệnh viện Từ Dũ đã liên hệ nhiều nơi, nhờ hỗ trợ nhưng thất bại. Cuối cùng, sáng 2-10, Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương đã sẵn sàng cử một ê kíp chuyên nghiệp và mang theo dụng cụ sang Bệnh viện Từ Dũ để hỗ trợ.

Các bác sĩ gây mê của Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương TP.HCM phối hợp bác sĩ gây mê hồi sức Bệnh viện Từ Dũ chuẩn bị sẵn sàng tư thế người bệnh, dụng cụ chuyên biệt ống soi mềm và sau đó đặt nội khí quản đường mũi thành công, kiểm soát tốt đường thở và gây mê an toàn cho cuộc mổ.

Hơn 9h sáng 2-10, một bé gái khóc to, hồng hào, cân nặng 2.450g chào đời. Cả ê kíp gây mê và bác sĩ phẫu thuật vỡ òa sung sướng cùng với tiếng khóc của bé.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Trường hợp thai phụ lần này là một điều dưỡng làm việc tại khoa nội tim mạch. Em bé trong bụng chị bị dị tật tim bẩm sinh nặng, cần can thiệp thông tim để tìm cơ hội sống cuối cùng.
2 tuần trước - Hà Nội- Người phụ nữ mang thai lần 7 ở tuần 36 thì co giật, mắt mờ, huyết áp cao, được chẩn đoán tiền sản giật, bác sĩ mổ cứu cả mẹ lẫn con.
4 ngày trước - Mới đây, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã đỡ thành công một ca sinh thường có u máu bánh nhau kích thước lớn. Đây là trường hợp rất hiếm gặp, chỉ chiếm 1% tỷ lệ mắc bệnh. Nhờ sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ kết hợp chế độ...
1 tuần trước - Rau bong non là một cấp cứu sản khoa thường xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ, là bệnh lý nặng toàn thân, biến chuyển nhanh chóng, tỉ lệ tử vong con có thể lên đến 100%. Đặc biệt, rau bong non có thể để lại các di chứng khác hết sức nguy hiểm...
1 ngày trước - Hà Nội- Sản phụ 34 tuổi mang thai hơn 39 tuần, trọng lượng thai lớn song vẫn cố chờ "ngày đẹp", được bác sĩ chỉ định mổ cấp cứu ngay, đón bé gái nặng 5,9 kg.
Xem tin bài khác
34 phút trước - Cho thực phẩm vào nước lạnh để rã đông hay đặt ra ngoài tủ lạnh nhằm hạ nhiệt độ một cách tự nhiên, phương pháp nào an toàn hơn?
40 phút trước - Một phân tích mới quy mô lớn cho thấy một số người mang biến thể gene khiến họ có nhiều khả năng sinh con gái hơn con trai.
55 phút trước - Những người mang nhóm máu A có nguy cơ đột quỵ cao hơn 16% so với các nhóm máu khác. Họ cũng dễ nhiễm khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột.
1 giờ trước - TP HCM- Bà Vàng, 63 tuổi, có u cứng cỡ hạt đậu ở ngực trái, bác sĩ chẩn đoán ung thư vú giai đoạn 0, được điều trị khỏi.
1 giờ trước - Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, trong đó có bệnh viêm màng não do virus.