ttth247.com

Mồi nhử siêu hạng giúp tiêm kích MiG-29 qua mặt radar hiện đại

Trong số các vũ khí mà Mỹ viện trợ cho Ukraine có một loại tên lửa mồi nhử tinh vi được trang bị các biện pháp đối phó điện tử để chủ động gây nhiễu radar cảnh báo sớm và radar thu thập mục tiêu của đối phương.

Đó là tên lửa mồi nhử thu nhỏ phóng từ trên không (MALD) ADM-160. Đáng chú ý, Ukraine đã điều chỉnh thành công ADM-160 MALD để lắp trên máy bay chiến đấu MiG-29 cũ của mình, giúp tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu trên không của tiêm kích có từ thời Liên Xô.

Mặc dù Mỹ chưa chính thức xác nhận việc chuyển giao tên lửa ADM-160 MALD cho Ukraine, nhưng thông tin nguồn mở đã làm sáng tỏ vấn đề này, trang Army Recognition cho biết hôm 27/7.

Theo trang tin tức quân sự, hồi tháng 5 năm ngoái, xác một tên lửa mồi nhử ADM-160 MALD được cho là đã được phát hiện ở Luhansk sau một cuộc tấn công của Ukraine vào một mục tiêu của Nga tại thành phố thuộc tiền tuyến Donbass.

Nhãn trên xác tên lửa xác định đây là mẫu ADM-160B. Điều này cho thấy Ukraine có thể đã sử dụng những tên lửa mồi nhử này trong một thời gian.

Mồi nhử siêu hạng giúp tiêm kích MiG-29 qua mặt radar hiện đại- Ảnh 1.

Tên lửa mồi nhử thu nhỏ phóng từ trên không (MALD) ADM-16 do Mỹ sản xuất. Ảnh: Marvellous Wings

Mồi nhử siêu hạng giúp tiêm kích MiG-29 qua mặt radar hiện đại- Ảnh 2.

Việc cung cấp ADM-160 MALD cho Ukraine, nếu được xác nhận, sẽ là một sự thúc đẩy đáng kể cho năng lực quân sự của Kiev.

Nhờ khả năng của tên lửa này trong việc đánh lừa và gây nhiễu hệ thống phòng không của đối phương, máy bay Ukraine có thể hoạt động tự do hơn và gặp ít rủi ro hơn. Khi cuộc xung đột tiếp diễn, việc triển khai các công nghệ tiên tiến như vậy có thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược mà cả hai bên sử dụng.

ADM-160 MALD là một tên lửa mồi nhử tinh vi được thiết kế để tăng cường hiệu quả của các hoạt động không chiến. Quả tên lửa dài khoảng 2,84 m và trọng lượng khoảng 45 kg, nghĩa là nó tương đối nhẹ và nhỏ gọn.

MALD tự hào có tầm bắn ấn tượng hơn 930 km, cho phép nó tiếp cận các mục tiêu ở xa, trong khi động cơ phản lực của nó cung cấp khả năng bay và cơ động tốc độ cao.

Một trong những đặc điểm đáng chú ý nhất của ADM-160 là tính module, cho phép tên lửa được cấu hình cho nhiều nhiệm vụ khác nhau như mồi nhử, gây nhiễu và trinh sát. Ngoài ra, hệ thống điều khiển bay tiên tiến của ten lửa cho phép lập trình đường bay, mô phỏng tín hiệu radar và hồ sơ bay của các máy bay khác nhau.

Trong chiến đấu, ADM-160 MALD rất giỏi trong việc đánh lừa, gây nhầm lẫn cho hệ thống phòng không của đối phương bằng cách mô phỏng các máy bay lớn hơn, có giá trị hơn. Khả năng này buộc đối phương phải phân bổ sai nguồn lực của họ, nhắm vào mồi nhử thay vì máy bay chiến đấu thực sự.

MALD cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chế áp hệ thống phòng không của đối phương (SEAD) bằng cách thu hút và làm cạn kiệt tên lửa đất đối không (SAM) của đối phương và các tài sản phòng không khác, do đó tạo điều kiện cho máy bay của quân mình dễ dàng xâm nhập vào không phận được bảo vệ chặt chẽ hơn.

Biến thể MALD-J tăng cường khả năng này với các chức năng gây nhiễu, phá vỡ hệ thống radar và liên lạc của đối phương và cung cấp hỗ trợ tấn công điện tử cho các máy bay khác. Khả năng hoạt động tự động sau khi phóng, theo đường bay được lập trình sẵn, giúp tăng hiệu quả hoạt động của tên lửa.

Mồi nhử siêu hạng giúp tiêm kích MiG-29 qua mặt radar hiện đại- Ảnh 3.

Tiêm kích MiG-29 của Không quân Ukraine được nhìn thấy mang tên lửa mồi nhử AMD-160 MALD. Ảnh: Eurasian Times

So với các tên lửa thông thường khác, ưu điểm chính của ADM-160 MALD là giá thành thấp, tính linh hoạt và kích thước nhỏ gọn.

Không giống như các hệ thống không người lái (UAV/drone) hoặc máy bay có người lái lớn hơn, phức tạp hơn, MALD tương đối rẻ, cho phép triển khai rộng rãi để áp đảo hệ thống phòng thủ của đối phương.

Thiết kế module của MALD hỗ trợ nhiều vai trò trên chiến trường, từ đánh lừa đến tác chiến điện tử, khiến nó trở thành một tài sản đa năng có giá trị.

Hơn nữa, việc tích hợp MALD vào các máy bay hiện đại như F-16 Fighting Falcon và B-52 Stratofortress mang lại sự linh hoạt trong việc lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả chiến đấu tổng thể.

Tóm lại, sự kết hợp giữa khả năng đánh lừa, hoạt động tự động, hiệu quả về chi phí và tính linh hoạt của ADM-160 MALD mang lại cho nó một lợi thế rõ rệt so với các tên lửa thông thường, khiến nó trở thành một thành phần thiết yếu của các chiến lược tác chiến trên không hiện đại.

Minh Đức (Theo Army Recognition)

Source: m.nguoiduatin.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Sử dụng tên lửa R-33, tiêm kích MiG-31BM có thể nhắm mục tiêu vào các máy bay địch như F-15 Eagle ở xa hơn nhiều so với phạm vi trả đũa của đối phương.
1 tuần trước - Bộ tác chiến điện tử tích hợp AN/ALQ-257 Viper IVEWS do Northrop Grumman (Mỹ) chế tạo có thể được lắp đặt trên 450 máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon.
5 ngày trước - Hệ thống tên lửa mới của Lockheed Martin (Mỹ) được đặt theo tên của loài cá mập Mako – loài cá mập nguy hiểm nhất trên biển với tốc độ bơi “nhanh như cắt”.
1 tháng trước - Ai ơi chớ vội cười nhau, cười AI trước, sau AI cười. Trí tuệ nhân tạo sẽ sớm nhìn chúng ta giống như cách chúng ta nhìn một ngọn núi – vô tri.
1 tháng trước - Thị trường smartphone nửa cuối năm hứa hẹn sôi động khi Apple, Samsung, Xiaomi, Oppo và Google đều tung ra "át chủ bài" của mình.
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Trên trang cá nhân (tài khoản có tick xanh định danh), ông Hùng Đinh – người mới đây vướng lùm xùm khi bị các nhà đầu tư ngoại tố lừa đảo 28 triệu USD chia sẻ hành trình trở thành nhà đầu tư Blockchain.
4 giờ trước - Thiếu Apple Intelligence khiến iPhone 16 Pro bị cho là "chưa hoàn thiện", trong khi iPhone 16 và 16 Plus được đánh giá cao hơn bản tiền nhiệm.
5 giờ trước - FPT Telecom triển khai chiến dịch phủ Internet an toàn với các tiêu chuẩn về bảo mật, kiểm soát thông tin nhằm xây dựng không gian mạng lành mạnh tại trường học.
5 giờ trước - Apple dự kiến sản xuất chip A19 trên tiến trình 2 nm năm tới, nhưng chỉ trang bị cho iPhone 17 Pro và 17 Pro Max.
8 giờ trước - Hai mẫu iPhone 15 của Apple dẫn đầu về số lượng máy xuất xưởng nửa đầu năm, trong đó 15 Pro Max đứng thứ nhất.