ttth247.com

Một quốc gia chủ chốt của BRICS không muốn phi đô la hoá triệt để, chỉ dùng đồng nội tệ để giao thương "khi cần thiết"

Một quốc gia chủ chốt của BRICS không muốn phi đô la hoá triệt để, chỉ dùng đồng nội tệ để giao thương "khi cần thiết"- Ảnh 1.

Trung Quốc, thành viên chủ chốt của BRICS, đang dẫn đầu trong nỗ lực phi đô la hoá và thuyết phục các quốc gia đang phát triển tách rời khỏi đồng USD và giao dịch bằng đồng nội tệ. Dù một số nền kinh tế mới nổi đồng tình với quan điểm đó, song họ chỉ thực hiện vì lợi ích cá nhân.

Ngay cả thành viên của BRICS đang sử dụng đồng Nhân dân tệ cũng chỉ thực hiện ở thời điểm phù hợp với họ.

Ví dụ, Ấn Độ đã đồng ý chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng USD và giao thương bằng đồng nội tệ. Trong hơn 1 năm, Ấn Độ đã dùng đồng Nhân dân tệ để mua dầu từ Nga với mức giá chiết khấu do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt. Theo đó, quốc gia này đã tiết kiệm được 7 tỷ USD nhờ thanh toán bằng đồng nội tệ từ năm 2022 đến đầu năm 2024.

“Nhờ” lệnh trừng phạt của phương Tây, Ấn Độ đã mua dầu thô của Nga với mức giá hấp dẫn. Kể từ tháng 2/2022, Ấn Độ mua 186,45 tỷ USD từ các nhà cung cấp của Nga thông qua Trung Quốc, vì Ấn Độ không được giao dịch với Nga. Quốc gia châu Á tiết kiệm được số tiền khổng lồ vì nếu thanh toán bằng đồng USD có thể tiêu tốn tới 193,82 tỷ USD.

Các giao dịch dầu thô được thực hiện thông qua Trung Quốc sử dụng đồng Nhân dân tệ thay vì USD. Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ bao gồm Tập đoàn Dầu mỏ Ấn Độ (IOC) đã thanh toán giao dịch mua dầu bằng đồng Nhân dân tệ.

Cả Nga và Trung Quốc đều liên tục yêu cầu Ấn Độ thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ hoặc đồng Rúp cho mọi giao dịch. Song, các thoả thuận thương mại khác lại không có mức giá hấp dẫn, nên Ấn Độ lại nhanh chóng nối lại việc mua dầu từ Mỹ. Sau đó, Ấn Độ mua dầu WTI của Mỹ và “bỏ lại” các lô hàng dầu của Nga trên biển.

Không chỉ Ấn Độ, nhiều nước đang phát triển khác cũng đang thực hiện bước đi tương tự. Các nền kinh tế mới nổi lo ngại về việc Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn cầu.

Một báo cáo gần đây do Trung tâm Kinh tế Địa lý của Hội đồng Đại Tây Dương công bố cho thấy việc phi đô la háo không ảnh hưởng đến đồng bạc xanh. Đồng USD chỉ mạnh lên và khiến nhiều đồng tiền tệ khác rớt giá.

Tổng hợp

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Trong bối cảnh xu hướng phi đô la hoá được thúc đẩy mạnh mẽ, khối lượng sử dụng đồng Nhân dân tệ trong các giao dịch xuyên biên giới của quốc gia BRICS này đã đạt mức cao kỷ lục trong năm nay.
1 tháng trước - Việc Thái Lan và Malaysia nộp đơn xin gia nhập BRICS cho thấy sức hấp dẫn của khối kinh tế mà Nga, Trung Quốc và Ấn Độ là những thành viên chủ chốt.
1 tháng trước - Trung Quốc hiện đang dẫn đầu thế giới trong các phân khúc chính của chuỗi cung ứng đồng. Trong bối cảnh các nước phương Tây nỗ lực đa dạng hoá, chuyên gia cảnh báo bước đi này sẽ "không khả thi".
1 tuần trước - Mới đây, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ khiến một số quốc gia “quay lưng” với đồng USD “phải trả giá đắt”. Đây là một tuyên bố tiếp tục củng cố cam kết của ông về chính sách thuế quan.
1 tháng trước - Theo phân tích về chính sách chiến tranh kinh tế của Nhà Trắng của Washington Post, chính phủ Mỹ đang áp đặt lệnh trừng phạt với 1/3 số quốc gia trên thế giới.
Xem tin bài khác
23 phút trước - Sau trận bão Yagi, nhiều nơi ở miền Bắc chìm trong nước lũ, mất mát. Nước sông Hồng dâng cao trên mức báo động 2, nhấn chìm bãi giữa và nhiều khu vực 2 bên bờ tả và hữu. Điều này khiến nhiều người không khỏi giật mình khi nghĩ đến phát...
32 phút trước - Đã thu về 1,3 tỷ USD, con cá tra Việt Nam tiếp tục đón thêm nhiều tin vui từ thị trường Mỹ. Tin vui nhất là sau hơn 20 năm vướng vào vụ kiện, nhà chức trách Mỹ xác định kết quả sơ bộ nhiều nhà xuất khẩu phi lê cá tra Việt không bán phá...
32 phút trước - Tập đoàn của gia đình cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có quy mô hàng trăm công ty, trị giá nhiều tỷ USD, là ông lớn trong lĩnh vực bất động sản, khách sạn và sân golf tại Mỹ nhưng cũng thăng trầm theo con đường chính trị của ông Trump.
32 phút trước - Công trường dự án ngổn ngang bủa vây khắp lối, mưa đổ xuống đúng giờ tan tầm, đi cùng triều cường, ngập nước…, đường sá TP.HCM lúc nào cũng hầm hập ùn tắc.
32 phút trước - Một số doanh nghiệp niêm yết đã bị các công ty kiểm toán từ chối cung cấp dịch vụ nên bị xử phạt, thậm chí cổ phiếu bị hủy niêm yết.