ttth247.com

Quốc gia chủ chốt của BRICS phi đô la hoá 'thần tốc', thông báo hơn 1 nửa giao dịch trong và ngoài nước được thực hiện bằng đồng nội tệ

Theo dữ liệu từ Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước (SAFE) Trung QUốc, vào tháng 7, 53% giao dịch trong và ngoài nước của nước này sử dụng đồng Nhân dân tệ, tăng từ khoảng 40% trong cùng tháng vào năm 2021.

Dữ liệu của SAFE cho thấy các giao dịch chuyển tiền xuyên biên giới do các ngân hàng thực hiện thay cho khách hàng và chủ yếu thực hiện trong thanh toán cho hoạt động thương mại.

Việc sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán xuyên biên giới đã được thúc đẩy sau khi Mỹ đưa ra lệnh trừng phạt, hạn chế việc giao dịch bằng USD của Nga. Hồi tháng 2, Thống đốc ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết việc sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán, giao dịch tài chính và tiền gửi đã “tăng vọt”.

Quốc gia chủ chốt của BRICS phi đô la hoá 'thần tốc', thông báo hơn 1 nửa giao dịch trong và ngoài nước được thực hiện bằng đồng nội tệ- Ảnh 1.

Tỷ trọng của các đồng tiền tệ trong hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc.

Alexandra Prokopenko, nhà nghiên cứu tại Viện Carnegie ở Berlin, cho hay: “Các lệnh trừng phạt đã tạo động lực to lớn để Trung Quốc phát triển hệ thống tài chính và phát triển các giải pháp liên kết với hệ thống của Nga.”

Khối lượng sử dụng đồng Nhân dân tệ tăng lên trong hoạt động thương mại cũng được thúc đẩy bởi các thoả thuận hoán đổi tiền tệ mà Bắc Kinh đã có hoặc mới gia hạn trong suốt năm 2023 với Ả Rập Xê Út, Argentina và Mông Cổ. Đây là các nhà sản xuất hàng hoá phù hợp với nhu cầu của Trung Quốc.

Theo PBOC, kể từ năm 2022, các ngân hàng thanh toán bù trừ mới cho đồng Nhân dân tệ cũng được thành lập tại Lào, Kazakhstan, Pakistan, Brazil và Serbia.

Trung Quốc giữ tỷ giá Nhân dân tệ với USD ổn định trong năm nay bất chấp đồng tiền này đang chịu áp lực bán. Một số nhà phân tích giải thích rằng Bắc Kinh muốn khuyến khích các đối tác thương mại giao dịch nhiều hơn bằng đồng Nhân dân tệ.

Louis-Vincent Gave, chuyên gia của công ty dịch vụ tài chính Gavekal, cho biết: “Bạn không thể đến Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc và nói rằng hãy dùng Nhân dân tệ thay cho USD nếu đồng Nhân dân tệ yếu. Bạn cần một đồng tiền tệ ổn định.”

Những nỗ lực trước đây của Bắc Kinh nhằm quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ đã bị chững lại, sau khi PBOC phá giá đồng nội tệ vào năm 2015 để ứng phó trước đà tụt dốc của nền kinh tế. Điều này đã giúp thúc đẩy sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc, song lại khiến việc sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán sụt giảm và mất nhiều năm mới có thể cải thiện.

Quốc gia chủ chốt của BRICS phi đô la hoá 'thần tốc', thông báo hơn 1 nửa giao dịch trong và ngoài nước được thực hiện bằng đồng nội tệ- Ảnh 2.

Tỷ trọng của các đồng tiền tệ trong hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc.

Edwin Lai, giáo sư chuyên ngành quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, nhận định rằng việc các nền kinh tế lớn như Trung Quốc dùng Nhân dân tệ cho hầu hết các giao dịch thương mại là “bình thường”. Ông cho biết, Bắc Kinh không muốn cạnh tranh với đồng USD nhưng cho biết các quan chức nước này “không muốn phụ thuộc vào đồng bạc xanh”.

Trên toàn cầu, đồng Nhân dân tệ vẫn đứng thứ 2 sau đồng USD trong hoạt động tài trợ thương mại. Theo dữ liệu mới nhất từ mạng lưới thanh toán quốc tế SWIFT, tỷ trọng của Nhân dân tệ chỉ là 4,74% trong thanh toán toàn cầu, sau đồng USD, euro và bảng Anh.

Tuy nhiên, các hệ thống thanh toán thay thế như CIPS của Trung Quốc và các mạng lưới tư nhân khác đang khiến việc sử dụng SWIFT trong giao dịch tiền tệ toàn cầu trở nên ít được ưa chuộng hơn, theo Lucy Ingham, tổng biên tập của FXC Intelligence, công ty tư vấn theo dõi các khoản thanh toán kỹ thuật số.

Trong khi đó, việc tăng thị phần của đồng Nhân dân tệ trong tài chính thương mại toàn cầu có thể bị hạn chế do phương Tây không muốn giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ.

Những trở ngại trong dài hạn đối với đồng Nhân dân tệ trong thanh toán quốc tế bao gồm các biện pháp kiểm soát vốn của Trung Quốc và quy mô sử dụng đồng USD vẫn rất lớn. Điều này làm cản trở quá trình thúc đẩy vai trò của đồng Nhân dân tệ ra ngoài việc thanh toán thương mại.

Wee Khoon Chong, chiến lược gia thị trường cấp cao tại BNY Hồng Kông, cho biết, hầu hết các nhà giao dịch ngoại hối vẫn ưa chuộng đồng USD.

Daniel McDowell, giáo sư tại Đại học Syracuse và thành viên cấp cao của Hội đồng Đại Tây Dương, nhận định rằng Trung Quốc không “tìm cách để chiếm vị thế thống trị của đồng USD”. Theo ông, Trung Quốc muốn thúc đẩy khả năng tự chủ và sự vững mạnh của họ.

Tham khảo FT

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Trong khi Nga và Trung Quốc thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ là Nhân dân tệ hoặc Rúp trong giao thương quốc tế, thì Ấn Độ - thành viên quan trọng của BRICS, lại chỉ thực hiện ở thời điểm phù hợp.
1 tháng trước - Hầu hết các nhà phân tích đều đồng tình rằng chủ đề phi đô la hoá đang được “thổi phồng” quá mức. Tuy nhiên, họ cũng không thể phủ nhận sự thay đổi cơ bản trong hoạt động giao dịch của các quốc gia trên thế giới đang diễn ra, khiến vị thế...
2 tuần trước - Trong bối cảnh BRICS ngày càng lớn mạnh và đẩy nhanh nỗ lực phi đô la hoá, nhiều tài liệu cho thấy 2 thành viên lớn nhất nhì của khối là Nga và Ấn Độ đã mở các kênh giao dịch bí mật để né tránh lệnh trừng phạt của Mỹ.
1 tuần trước - Mới đây, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ khiến một số quốc gia “quay lưng” với đồng USD “phải trả giá đắt”. Đây là một tuyên bố tiếp tục củng cố cam kết của ông về chính sách thuế quan.
1 tháng trước - Trung Quốc hiện đang dẫn đầu thế giới trong các phân khúc chính của chuỗi cung ứng đồng. Trong bối cảnh các nước phương Tây nỗ lực đa dạng hoá, chuyên gia cảnh báo bước đi này sẽ "không khả thi".
Xem tin bài khác
9 phút trước - Để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân, nhà trọ cho thuê, nhiều kiến nghị, đề xuất giảm các loại thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…
3 giờ trước - Lãi suất giảm sẽ tác động như thế nào đến hàng nghìn tỷ USD trong các chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm lợi suất cao?
3 giờ trước - Nhìn rộng hơn từ đầu năm, thị giá CTP đã “leo dốc” tới 722% chỉ sau chưa đầy 9 tháng, vốn hóa theo đó đạt khoảng 448 tỷ đồng.
3 giờ trước - Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này vừa tăng vọt lên xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, mức kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2006.
3 giờ trước - BVSC đánh giá Việt Nam đã tiến gần hơn đến việc đáp ứng 2 tiêu chí trên của FTSE, kỳ vọng được xem xét nâng hạng sớm nhất vào tháng 3/2025.