ttth247.com

Mỹ bất lực, đau đầu với Trung Đông

Trong khi đó, tại Mỹ, khi cuộc bầu cử tổng thống bước vào giai đoạn nước rút, sự ủng hộ của các cử tri gốc Ả Rập và Hồi giáo dành cho phe Dân chủ đã giảm mạnh và đây là điều đáng lo đối với ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ Kamala Harris. 

Chảo lửa Trung Đông dường như đang khiến cả ông Biden và bà Harris đau đầu trong việc tìm ra giải pháp "vẹn cả đôi đường"!

Thu hút cử tri Ả Rập, Hồi giáo

Có một thực tế là sự ủng hộ của chính quyền ông Biden đối với Israel trong các cuộc chiến ở Trung Đông đang khiến nhiều gia đình người Mỹ gốc Ả Rập và Hồi giáo cảm thấy tổn thương. Hiện nay chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Harris đang nỗ lực giành lại sự ủng hộ của những cử tri đó.

Theo Reuters, mới đây ông Phil Gordan, cố vấn cấp cao của Phó tổng thống Kamala Harris, đã gặp các nhà lãnh đạo cộng đồng người Hồi giáo và Ả Rập tại Mỹ. Trong cuộc họp trực tuyến hôm 2-10, ông Gordan khẳng định với họ rằng chính quyền Mỹ ủng hộ lệnh ngừng bắn ở Gaza, ủng hộ giải pháp ngoại giao ở Lebanon và sự ổn định ở Bờ Tây. 

Tuy nhiên, ông Ali Dagher, một nhà lãnh đạo cộng đồng người Mỹ gốc Lebanon, cho rằng nỗ lực của bà Harris trong vấn đề này vẫn chưa đủ. "Quá ít, quá muộn!", ông Dagher nói.

Sự ủng hộ của Mỹ với Israel đã dẫn đến những cuộc biểu tình quy mô lớn, đặc biệt ở các bang dao động như Michigan, những nơi có thể quyết định kết quả bầu cử tổng thống năm nay. Cho tới nay bà Harris chưa có sự khác biệt đáng kể nào về chính sách Israel so với ông Biden.

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, ông Biden từng giành được hầu hết số phiếu bầu của người gốc Ả Rập và Hồi giáo ở Mỹ. Nhưng hiện nay sự ủng hộ của họ dành cho Đảng Dân chủ đã giảm mạnh sau gần một năm xung đột giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza. 

Các nhà hoạt động đánh giá ông Biden và bà Harris đã hành động quá ít để chấm dứt chiến dịch quân sự của Israel tại dải đất này. 

Các nhà phân tích nói rằng mặc dù những người này không ủng hộ ông Donald Trump, nhưng việc họ không bỏ phiếu cho bà Harris hoặc chuyển sang bỏ phiếu cho ứng cử viên của đảng thứ ba (chẳng hạn bà Jill Stein của Đảng Xanh) có thể gây tổn hại cho ứng viên Đảng Dân chủ.

Một thăm dò hồi cuối tháng 8 do nhóm vận động "Hội đồng Quan hệ Mỹ - Hồi giáo" thực hiện cho thấy tại bang Michigan, nơi có cộng đồng người Mỹ gốc Ả Rập đông đảo, 40% cử tri Hồi giáo ủng hộ bà Stein của Đảng Xanh. Ông Trump giành được 18% sự ủng hộ, trong khi bà Harris tụt lại phía sau với 12%.

Mỹ thất vọng và bất lực

Trong năm qua, Washington đã nỗ lực ngăn chặn một cuộc chiến tranh diện rộng ở Trung Đông vì lo ngại điều đó có thể lôi kéo Mỹ can dự hoặc tàn phá nền kinh tế thế giới. Nhưng cây bút Gideon Rachman trên báo Financial Times bình luận chính sách này "hiện đang rất gần với thất bại".

Những thông tin được tiết lộ trên trang Politico (Mỹ) vào ngày 2-10 càng củng cố điều đó. Theo lời hai quan chức Mỹ giấu tên được trang này dẫn lại, Tổng thống Biden ngày càng thừa nhận rằng ông không thể tác động đến hoạt động quân sự của Israel. 

Nhà lãnh đạo Mỹ và các trợ lý của ông đã "liên tục thất vọng" về cuộc chiến của Israel ở Dải Gaza, đặc biệt là về số người Palestine thiệt mạng.

Cũng theo Politico, trong nhiều tháng, Thủ tướng Israel Netanyahu và chính phủ của ông liên tục phớt lờ lời khuyên của Mỹ về cách thức tiến hành cuộc chiến ở Gaza. "Sau một năm nỗ lực, có lẽ Mỹ vẫn không thể ngăn chặn một cuộc chiến tranh toàn diện trong khu vực", Politico bình luận.

Và khi sức ảnh hưởng của Tổng thống Biden đối với ông Netanyahu giảm đi, cơn giận dữ của nhà lãnh đạo Mỹ đã tăng lên. Politico dẫn lời các quan chức giấu tên cho biết các cuộc điện đàm giữa Tổng thống Biden và Thủ tướng Netanyahu "ngày càng trở thành những trận cãi vã".

Hồi tháng 4, Israel đã hạn chế hành động trả đũa của họ ở mức mà Iran có thể ngầm chấp nhận, và các đòn ăn miếng trả miếng lúc đó đã dừng lại. Nhưng lần này, sau khi Iran phóng khoảng 200 tên lửa về phía Israel, có vẻ như khả năng ngăn chặn căng thẳng leo thang đang thấp hơn nhiều. 

Báo New York Times bình luận giờ đây bất kỳ giấc mơ nào về một bước đột phá ngoại giao nhằm chấm dứt tình trạng thù địch, đưa những con tin Israel còn lại ở Gaza về nhà, hoặc thậm chí đưa các cuộc đàm phán hòa bình đi đúng hướng đều đã "tan thành mây khói".

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
6 ngày trước - Iran đang bất an và đã tham gia vào các nỗ lực ngoại giao với các nước Trung Đông, nhằm giảm bớt quy mô phản ứng của Israel hoặc tìm kiếm sự bảo vệ trong trường hợp bị tấn công.
1 tháng trước - Trong khi ứng viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris được cho là sẽ không thay đổi nhiều về chính sách đối ngoại so với chính quyền đương nhiệm, thì đối thủ Donald Trump sẽ thay đổi điều này như thế nào nếu ông đắc cử trong cuộc đua vào Nhà...
2 tuần trước - Thượng nghị sĩ bang Ohio JD Vance và Thống đốc bang Minnesota Tim Walz đang có màn tranh luận trên Đài CBS News vào 8 giờ sáng nay (giờ Việt Nam).
3 tuần trước - Hôm qua (24.9), sau nhiều đồn đoán, Trung Quốc chính thức công bố gói giải pháp "nặng ký" để kích thích nền kinh tế nước này đang gặp nhiều khó khăn và sắp tới có thể phải đối mặt thêm thách thức.
1 tháng trước - Nhiều nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở châu Á đang gặp tình trạng tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ngày càng tăng.
Xem tin bài khác
29 phút trước - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nói các chính sách mới như đất đai, thẻ căn cước đều hướng đến đảm bảo quyền lợi của người Việt Nam ở nước ngoài giống như trong nước.
35 phút trước - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết sẽ không dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brazil vào tháng 11 và lệnh bắt giữ của ICC không phải là yếu tố cần để tâm.
1 giờ trước - Thủ tướng Mikati cáo buộc Iran can thiệp tình hình nội bộ, sau khi Tehran nói sẵn sàng hỗ trợ thực thi nghị quyết LHQ liên quan đến an ninh của Lebanon.
1 giờ trước - Quan chức Hamas xác nhận thủ lĩnh Yahya Sinwar của lực lượng này đã bị Israel sát hại, tuyên bố sẽ không thả các con tin cho đến khi xung đột ở Gaza kết thúc.
2 giờ trước - Hamas đã chính thức xác nhận cái chết của thủ lĩnh Yahya Sinwar trong khi Điện Kremlin bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Trung Đông sau sự kiện này.