ttth247.com

Mỹ 'từ chối' hợp tác, Trung Quốc tự phát triển một thiết bị lạ chỉ 2 quốc gia sở hữu: Đang lắp đặt 1 quả cầu trong suốt chứa 20.000 tấn chất lỏng dưới độ sâu 700 mét, theo dõi thứ tưởng như tàng hình

Mỹ 'từ chối' hợp tác, Trung Quốc tự phát triển một thiết bị lạ chỉ 2 quốc gia sở hữu: Đang lắp đặt 1 quả cầu trong suốt chứa 20.000 tấn chất lỏng dưới độ sâu 700 mét, theo dõi thứ tưởng như tàng hình- Ảnh 1.

Thiết bị theo dõi các hạt neutrino thuộc dự án Juno ở Giang Môn, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Quả cầu này trong suốt có đường kính khoảng 35 mét, tương đương toà nhà 12 tầng, và nằm trong trung tâm dự án Đài quan sát Neutrino Ngầm Giang Môn (Juno), tại Giang Môn, tỉnh Quảng Đông.

Bên trong quả cầu này là 20.000 tấn “chất lỏng phát quang” và được treo lơ lửng dưới độ sâu 700 mét cùng 35.000 tấn nước tinh khiết. Thiết bị này sẽ được sử dụng để đo khối lượng của các loại neutrino khác nhau do 2 nhà máy điện hạt nhân gần đó tạo ra.

Neutrino không mang điện tích, có khối lượng cực nhỏ và chuyển động với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Neutrino hiếm khi tương tác với vật chất thông thường nên chúng có thể dễ dàng lướt qua cơ thể, tòa nhà hoặc toàn bộ Trái đất mà không thể phát hiện, do đó được gọi là “hạt ma” các nhà khoa học cho biết trong một thông cáo chính thức.

Mỹ 'từ chối' hợp tác, Trung Quốc tự phát triển một thiết bị lạ chỉ 2 quốc gia sở hữu: Đang lắp đặt 1 quả cầu trong suốt chứa 20.000 tấn chất lỏng dưới độ sâu 700 mét, theo dõi thứ tưởng như tàng hình- Ảnh 2.

Công nhân đang lắp đặt bên trong thiết bị.

Dù hầu hết các hạt sẽ đi qua chất lỏng mà không để lại dấu vết, nhưng một số hạt sẽ tương tác với chất lỏng, kích hoạt 2 tia sáng sau đó sẽ được hàng nghìn ống quang điện phát hiện ánh sáng và ghi lại.

Neutrino là các hạt chứa thông tin quan trọng về vũ trụ, dù nhỏ nhưng chúng được coi là các “khối xây dựng" cơ bản của vũ trụ. Chúng có thể cung cấp những kiến thức quan trọng về cấu trúc và sự tiến hóa của vũ trụ.

Đài CCTV đưa tin hôm 11/10 cho biết, quả cầu này đã được lắp đặt và quá trình lắp ráp vỏ kim loại bên ngoài cùng các ống quang điện đang được tiến hành. Toàn bộ quá trình lắp đặt dự kiến sẽ hoàn thiện vào tháng 11 và cơ sở này sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu từ tháng 8 năm sau.

Ban đầu, dự án này được lên kế hoạch bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 2023. Theo báo cáo năm 2022 của China Science Daily, việc xây dựng phòng thí nghiệp đã bắt đầu vào ănm 2015 nhưng bị trì hoãn do các vấn đề liên quan đến mạch nước ngầm.

Đây là một dự án có sự hợp tác quốc tế, với một nhóm gồm 750 nhà nghiên cứu từ 74 tổ chức tại 17 quốc gia và khu vực tham gia, trong đó gần 300 thành viên đến từ châu Âu như Ý, Đức và Pháp.

Mỹ 'từ chối' hợp tác, Trung Quốc tự phát triển một thiết bị lạ chỉ 2 quốc gia sở hữu: Đang lắp đặt 1 quả cầu trong suốt chứa 20.000 tấn chất lỏng dưới độ sâu 700 mét, theo dõi thứ tưởng như tàng hình- Ảnh 3.

Thiết bị theo dõi neutrino tại Giang Môn dự kiến sẽ cung cấp dữ liệu từ tháng 8/2025.

Juno là dự án kế thừa của thí nghiệm Daya Bay Reactor Neutrino Experiment, được tiến hành từ năm 2003 đến 2020 ở gần Thâm Quyến. Các nhà khoa học Mỹ đã tham gia vào dự án Daya Bay nhưng không có mặt trong dự án Juno.

Juno dự kiến sẽ là máy dò neutrino thế hệ tiếp theo đầu tiên trên thế giới. Trước đó, thí nghiệm dò neutrino ngầm tại Mỹ và đài quan sát Hyper-Kamiokande tại Nhật Bản được lên kế hoạch sẽ đi vào hoạt động năm 2027 - 2028.

Theo China News Service, Wang Yifang, giám đốc Viện Vật lý Năng lượng cao (IHEP) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, cho biết nhóm nghiên cứu đã phải tự phát triển một số công nghệ để thúc đẩy dự án Juno, bao gồm phát triển các ống quang điện phát hiện ánh sáng hiệu quả nhất thế giới.

Wang cho biết: “Việc hoàn thành dự án Juno sẽ củng cố thêm vị trí dẫn đầu thế giới của Trung Quốc trong nghiên cứu neutrino”.

Hãng tin này dẫn lời Cao Jun, phó đồng phát ngôn viên của dự án Juno, cho biết Juno phải mất 6 năm để thu thập tổng cộng 100.000 tín hiệu, nhằm giải quyết câu hỏi lớn về neutrino.

Tham khảo SCMP; IE

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Trung Quốc vừa công bố lộ trình đầy tham vọng để vượt qua Mỹ trong một lĩnh vực mà phương Tây vẫn đang theo đuổi. Lộ trình đó là gì?
1 tháng trước - Ngoài việc mời gọi The Trump Organization đầu tư về Việt Nam, vị doanh nhân này còn đang là chủ loạt doanh nghiệp lớn trên sàn.
4 ngày trước - Chưa hết nửa năm 2024, khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 đã hút gần 1 tỉ USD vốn đầu tư của các "đại bàng" đến từ khắp nơi trên thế giới.
3 tuần trước - Một số hãng xe Trung Quốc cho thấy sự quyết tâm và nghiêm túc trong việc chinh phục thị trường Việt bằng các hành động xây dựng nhà máy, mở rộng đại lý phân phối sản phẩm và các linh kiện, phụ tùng.
5 ngày trước - Theo Viện Lowy, sẽ là sai lầm nêu đánh giá thấp tầm quan trọng tiềm tàng của BRICS với tư cách là một thế lực toàn cầu.
Xem tin bài khác
14 phút trước - Trong cuộc đua phát triển ngành công nghiệp xe điện cạnh tranh khốc liệt tại Trung Quốc, các nhà sản xuất đang tìm cách vượt xa các đối thủ bằng cách liên tục giới thiệu những tính năng mới lạ, phá cách trong thiết kế và tiện ích.
23 phút trước - Theo tính toán, trồng lúa giảm phát thải nông dân có thể lãi thêm 18 triệu đồng/ha so với canh tác truyền thống. Ngoài ra, còn chờ thu tiền từ bán tín chỉ carbon.
29 phút trước - Từ hóa thân thành những nhân vật kinh dị đến thưởng thức những món ăn ma quái, chắc chắn bạn sẽ có một đêm hội Halloween thật đáng nhớ.
59 phút trước - Trong khuôn khổ thảo luận tổ tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV chiều nay 26/10, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định những thành tựu vượt bậc của đất nước sau 40 năm đổi mới, nhưng vẫn còn những câu hỏi và cần có người chịu trách nhiệm cho những...
59 phút trước - Chuyến thăm tới Trung Đông của Thủ tướng Chính phủ có ý nghĩa quan trọng, tạo đột phá về hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư, mở cửa thị trường, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mới.