ttth247.com

Nâng cao chất lượng đào tạo cho các trường cao đẳng, trung cấp ở TP.HCM

Sáng 19-9, TP.HCM tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về định hướng phân luồng và giáo dục nghề nghiệp với học sinh THCS và THPT giai đoạn 2023-2025.

Để phụ huynh, học sinh hiểu chính sách phân luồng và các hướng đi sau THCS, THPT, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy nói cần phối hợp tuyên truyền cho giáo viên, phụ huynh và học sinh về học nghề và chọn nghề phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng em.

Hình thức tuyên truyền có thể thông qua báo chí, các phương tiện truyền thông và qua phụ huynh học sinh.

Bà Thúy đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tạo thêm điều kiện cho các trường nghề, bao gồm các trường cao đẳng, trung cấp, trên địa bàn có thể thuận lợi hơn khi tiếp cận tư vấn cho học sinh tại các trường THCS, THPT.

Ngoài ra, sở cũng nên có thêm chương trình hỗ trợ cho giáo viên và các trường phổ thông khi làm công tác hướng nghiệp.

Theo bà Thúy, dù được tạo thêm các điều kiện về truyền thông và tuyển sinh nhưng một điều tiên quyết là cần nâng cao chất lượng cho các trường cao đẳng, trung cấp.

Qua khảo sát, bà nhận thấy nhiều trường nghề công lập trên địa bàn TP.HCM vẫn còn gặp nhiều hạn chế trong việc đầu tư cơ sở vật chất.

"Trường nghề không hấp dẫn thì làm sao phụ huynh, học sinh lựa chọn?" - bà Thúy nói và cho rằng đây cũng là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước với các trường nghề công lập.

Không chỉ với phụ huynh, học sinh, nhiều trường nghề còn có nguy cơ kém hấp dẫn trong mắt doanh nghiệp. Một số trường nghề công lập chưa theo kịp với hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

"Đào tạo nghề nhưng máy móc trong trường là cách đây 20, 30 năm thì lấy gì các doanh nghiệp thấy hấp dẫn để tuyển dụng học sinh về làm?", bà Thúy băn khoăn.

Bà Thúy đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thể nghiên cứu học hỏi ở các nước tiên tiến hoặc các nước có chất lượng đào tạo nghề tốt để phối hợp xây dựng hoặc chuyển giao các chương trình.

Đồng thời, cần quan tâm đầu tư và đề xuất đầu tư cho cơ sở vật chất trong các trường nghề trên địa bàn TP.HCM.

Bà Thúy lưu ý thêm nhiều học sinh chọn hướng học phân luồng sẽ hoàn thành chương trình đào tạo và bắt đầu tìm kiếm việc làm khi 18 tuổi.

Vì các em ở độ tuổi còn quá trẻ, các trường cần chuẩn bị kỹ cho các em về kỹ năng nghề, kỹ năng lao động, kỹ năng làm việc để doanh nghiệp có thể an tâm tuyển dụng.

Bên cạnh đó, hai sở và các trường cần có thêm nhiều khảo sát và báo cáo về nhu cầu lao động, tình hình tuyển dụng và các yêu cầu của doanh nghiệp với các ứng viên để từ đó có những định hướng phát triển chương trình cho học sinh phù hợp.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
6 ngày trước - Tính đến tháng 9-2024, cả nước có 1.886 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm 399 trường cao đẳng, 429 trường trung cấp và 1.058 trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
3 tuần trước - Không chỉ được tìm hiểu một cách kỹ lưỡng và chi tiết về mặt kỹ thuật, các đại biểu đã được trải nghiệm công nghệ mô phỏng tiên tiến nhất hỗ trợ đào tạo lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật ô tô tại buổi ra mắt sản phẩm khoa học công nghệ: "Mô...
1 tháng trước - Tại buổi đối thoại với đại học Việt Nam, các tập đoàn công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, các chính sách hỗ trợ sinh viên để phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực công nghệ cao.
1 tháng trước - Từ nay đến năm 2030, Việt Nam sẽ đầu tư khoảng 26.000 tỉ đồng để đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn. Và các trường đại học năm nay đồng loạt mở ngành thiết kế vi mạch, bán dẫn.
3 tuần trước - Mặc dù được học tập trong những giảng đường, phòng thực hành với những trang thiết bị hiện đại nhưng 'tất cả vẫn chỉ là mô phỏng'. Sinh viên Khoa Quan hệ công chúng - Truyền thông cần được 'thực chiến' nghề nghiệp với những phóng viên,...
Xem tin bài khác
32 phút trước - 11 trường đại học, cao đẳng khối ngành công an tuyển bổ sung 30 sinh viên, trong đó có 16 nữ.
1 giờ trước - Chiều 21-10, ông Trần Minh Triết - hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn An Ninh ở phường Trung Mỹ Tây (quận 12) - đã tự nguyện giao một con tê tê Java cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM.
3 giờ trước - Theo các nhà giáo, môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT cần rõ ràng, minh bạch và có tính ổn định lâu dài, không nên có sự thay đổi, xáo trộn qua từng năm.
3 giờ trước - Nhiều giáo viên ở quận Gò Vấp và TP.Thủ Đức (TP.HCM) thắc mắc chưa được tính lương mới, theo mức tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng từ 1.7.2024.
6 giờ trước - Dù có bằng đại học (ĐH) nhưng tỉ phú Elon Musk cho rằng giáo dục ĐH được 'đánh giá cao quá mức' và tấm bằng cử nhân 4 năm không phải là chìa khóa thành công.