ttth247.com

Người làng gốm Bát Tràng dùng thuyền đi lại trong nước lũ

Nhiều khu dân cư ngoài đê sông Hồng, trong đó có làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) đang phải dùng thuyền đi lại trong nước lũ.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng 12-9 lũ trên sông Hồng tại Hà Nội rút chậm và đang dưới báo động 3 là 0,26m.

Người dân sinh sống ở làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) cho biết lũ bắt đầu dâng lên đường làng kể từ chiều 11-9, đến trưa 12-9 nước lũ bắt đầu rút. Tuy nhiên, không ít khu vực trong làng gốm vẫn còn ngập sâu đến 50-60cm, người dân phải dùng thuyền đi lại.

Nước lũ đã khiến nhiều xưởng sản xuất gốm bị ảnh hưởng, thiệt hại. Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Bính (xã Bát Tràng) cho biết đây là lần ngập lụt to nhất trong 21 năm qua. 

"Từ năm 2003 đến nay, làng gốm Bát Tràng lại mới chứng kiến một trận lũ to như vậy. Do lũ lên nhanh quá, nhiều gia đình không kịp chạy bình gốm. Gốm gặp nước nổi lên rồi va chạm vào nhau làm hư hỏng. Nhà thiệt hại ít cũng vài chục triệu đồng, có hộ mất cả trăm triệu đồng", ông Bính nói.

Theo lãnh đạo UBND xã Bát Tràng, những nhà dân trong làng Bát Tràng bị ngập sâu đã được chính quyền địa phương di chuyển đến nơi an toàn.

Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Gia Lâm cho biết do trên địa bàn có sông Hồng và sông Đuống đều trên báo động 2 nên đã làm 15 xã ven đê chịu ảnh hưởng trực tiếp, trong đó có xã Bát Tràng. Theo đó, toàn huyện có 27ha lúa, 1.500ha rau màu và cây cảnh, 65ha nuôi thủy sản và nhà kính... bị thiệt hại.

Nằm cạnh xã Bát Tràng là xã Xuân Quan (huyện Văn Giang, Hưng Yên) cũng bị ngập trong nước lũ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Mai Văn Khiêm, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết ngày 12-9 mưa đã giảm ở miền Bắc so với hai ngày trước. Không chỉ sông Hồng, các sông khác như sông Bùi, sông Tích, sông Đáy cũng dâng cao, ảnh hưởng đến nhiều khu dân cư ở các huyện ngoại thành Hà Nội.

Theo ông Khiêm, lũ trên sông Hồng chỉ gây ngập lụt ngoài đê và không thể ngập lụt bên trong nội thành do có hệ thống đê sông Hồng bao bọc.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Ngày 12/9, chính quyền và các đơn vị của phường Phúc Xá, quận Ba Đình, mở điểm phát lương thực miễn phí cung cấp cho người dân vùng ngập ngoài đê sông Hồng.
1 tuần trước - Hà Nội- Ngày 12/9, chính quyền và các đơn vị của phường Phúc Xá, quận Ba Đình, mở điểm phát lương thực miễn phí để cung cấp cho người dân vùng ngập khu vực cửa khẩu Tân Ấp.
1 tháng trước - Chị Ấu đôi lần bàn với chồng rời vùng lụt Nhân Lý (Nam Phương Tiến, Chương Mỹ), nhưng anh Sễu chần chừ không muốn đi vì mấy năm mới ngập một lần.
2 tuần trước - Nghệ An- Đi vay tiền để trồng chè năm 2001, ông Võ Văn Đồng phải nói dối vay nuôi gia súc, bởi lúc đó xã chỉ có 3 hộ trồng cây này và đều còi cọc.
2 tuần trước - Nghệ An- Đi vay tiền để trồng chè năm 2001, ông Võ Văn Đồng phải nói dối vay nuôi gia súc, bởi lúc đó xã chỉ có 3 hộ trồng cây này và đều còi cọc.
Xem tin bài khác
15 phút trước - Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mang những thông điệp lớn, quan trọng tới Hội nghị Thượng đỉnh tương lai, Đại hội đồng LHQ khóa 79.
15 phút trước - Ngày 19.9, tiếp tục Hội nghị T.Ư 10 khóa XIII, T.Ư Đảng làm việc tại hội trường thảo luận về các nội dung đã thảo luận tổ.
36 phút trước - Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua (19/9) và sáng sớm nay (20/9), khu vực từ Nghệ An đến Bắc Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 19/9 đến 3h ngày 20/9 có nơi trên 100mm như: Hương...
1 giờ trước - Hôm qua 19.9, TAND TP.HCM bắt đầu xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm ở giai đoạn 2 về các tội danh 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản', 'rửa tiền' và 'vận chuyển trái phép...
1 giờ trước - Nhiều ý kiến ủng hộ việc cấm học sinh dùng điện thoại di động trong trường để tập trung học tập. Bên cạnh đó, một số bạn đọc cho rằng việc này nên áp dụng linh hoạt.