ttth247.com

Nguy cơ mắc uốn ván từ vết thương hở

Uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua mọi loại vết thương hở, gây co cứng cơ, tỷ lệ tử vong 25-90% khi phát bệnh.

BS.CKI Nguyễn Tiến Đạo, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết như trên trong bối cảnh Hà Nội ghi nhận một ca mắc uốn ván do không tiêm ngừa khi có vết thương hở. Bác sĩ giải thích nha bào uốn ván có mặt ở mọi nơi trong môi trường tự nhiên và lây nhiễm vào tất cả vết thương hở, không phân biệt kích cỡ hay có chảy máu không.

Cụ thể, mầm bệnh uốn ván tồn tại trong đất, cát bụi, phân của súc vật, gia cầm, cống rãnh, dụng cụ y khoa không được tiệt trùng kỹ. Nha bào có cấu tạo bền vững để chống chịu với môi trường, giữ khả năng lây nhiễm khi tồn tại trong đất tới 5 năm.

Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương từ nhỏ và không rõ ràng do cành cây, gai đâm, côn trùng chích đến vết thương nhiễm bẩn, dập nát, rách, bỏng. Mầm bệnh cũng có thể xâm nhập trong quá trình phẫu thuật không đảm bảo vô trùng như nạo phá thai, cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, uốn ván sẽ sinh sôi và tiết ra độc tố exotoxin gây co cứng các cơ.

Uốn ván thường ủ bệnh từ 3-21 ngày. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào độ lớn và vị trí của vết thương, trung bình khoảng 10 ngày.

Vết thương hở, rách da tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập và gây bệnh. Ảnh: Vecteezy

Vết thương hở, rách da tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập và gây bệnh. Ảnh: Vecteezy

Có bốn dạng bệnh chính gồm uốn ván toàn thân, uốn ván sơ sinh, uốn ván khu trú tại chỗ vết thương và uốn ván não. Trong đó, uốn ván toàn thân phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% ca bệnh. Dấu hiệu điển hình là những cơn co cứng kèm theo đau ở cơ nhai, cơ mặt sau đó là toàn thân. Những cơn co thắt có thể kéo dài tới 4 tuần và mất nhiều tháng để phục hồi. Nếu không được điều trị, uốn ván gây co thắt thanh quản và co cứng thành bụng, cơ hoành, cơ ngực, độc tố của vi khuẩn phá hủy hệ thống thần kinh, gây rối loạn nhịp tim, huyết áp và dẫn tới tử vong.

Tỷ lệ tử vong của bệnh uốn ván từ 25-90%. Nếu trẻ sơ sinh mắc uốn ván, tỷ lệ này lên đến 95%. Tiêm ngừa là biện pháp phòng bệnh chủ động, an toàn, mang lại hiệu quả cao.

Theo bác sĩ Đạo, tiêm đủ liều, đúng lịch, hiệu quả phòng bệnh của vaccine uốn ván lên đến 95%. Vaccine ngừa uốn ván hiện phổ biến trong tiêm chủng mở rộng và dịch vụ. Những tháng đầu đời, trẻ được tiêm ngừa uốn ván bằng vaccine 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 với phác đồ bốn mũi. Người trưởng thành chưa tiêm hoặc không rõ lịch sử tiêm chủng cần ngừa uốn ván theo phác đồ 3 mũi, tiêm nhắc 5-10 năm.

Nếu đã tiêm dự phòng uốn ván đầy đủ, khi có vết thương lớn, người dân chỉ cần nhắc lại một mũi vaccine, không cần tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván hoặc globulin miễn dịch uốn ván (TIG).

Phụ nữ mang thai cũng cần tiêm ngừa uốn ván vào ba tháng giữa hoặc cuối thai kỳ, tiêm nhắc trong mỗi thai kỳ tiếp theo. Vaccine sẽ giúp bảo vệ mẹ và bé trong kỳ sinh nở, giảm tỷ lệ mắc uốn ván sơ sinh ở trẻ.

Bên cạnh đó, bác sĩ Đạo lưu ý người dân xử trí vết thương đúng cách để làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Vết thương cần được rửa dưới vòi nước sạch, loại bỏ tất cả các chất bẩn, dị vật sau đó rửa lại với xà phòng. Uốn ván phát triển trong môi trường yếm khí nên người dân không băng kín vết thương hoặc đắp các loại lá, thuốc không rõ nguồn gốc tạo điều kiện cho uốn ván sinh sôi.

Nhật Linh

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine để bác sĩ trả lời tại đây.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Tôi 29 tuổi, làm nghề xây dựng, muốn chủng ngừa uốn ván nhưng không nhớ lịch sử tiêm thì nên tiêm thế nào? (Văn Hùng, Hải Phòng)
1 tuần trước - Mưa bão khiến tác nhân gây cúm, sốt xuất huyết, thương hàn phát triển mạnh và gây bệnh, có thể phòng ngừa nhờ tiêm chủng vaccine kịp thời.
1 tháng trước - 10 bệnh nhân uốn ván đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư (Hà Nội) đều có điểm chung là bị các vết thương hở, tự xử lý tại nhà và không tiêm vắc xin uốn ván.
5 ngày trước - Hệ thống tiêm chủng VNVC miễn phí vaccine và huyết thanh uốn ván cho đồng bào, chiến sĩ trong vùng lũ tại ba tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên.
2 tuần trước - Virus dại có thể xâm nhập cơ thể người thông qua nước bọt của động vật dính vào mắt, miệng hoặc ăn thịt động vật nhiễm bệnh.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
4 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
4 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.