ttth247.com

Nhiễm sán lợn từ thói quen ăn đồ tái sống

Nam ĐịnhNgười đàn ông 51 tuổi thường xuyên ăn gỏi cá, nem chua, nem nắm, rau sống, kết quả phát hiện nhiễm sán lợn, nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Ngày 16/9, đại diện Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ho nhiều, chảy nước mũi và đau ngực. Trước đó, anh tự ý dùng thuốc ho dài ngày nhưng không thuyên giảm. Các bác sĩ thăm khám và xét nghiệm, chẩn đoán nhiễm ấu trùng sán dây lợn ở cơ thời gian dài, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm như động kinh, viêm não, não úng thủy, thậm chí tử vong.

Bệnh nhân cho biết từng ăn gỏi cá, nem chua, nem nắm và ăn rau sống thường xuyên. Bác sĩ nhận định đây có thể là nguyên nhân chính khiến nhiễm sán lợn.

Các bác sĩ lên phác đồ điều trị nội khoa, sử dụng thuốc để diệt sán. Trong trường hợp sán lợn gây chèn ép thần kinh, gây tắc mạch, giãn não thất hay ứ nước trong não, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật.

Thực phẩm tái sống có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Ảnh minh họa: Bùi Thủy

Thực phẩm tái sống có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Ảnh minh họa: Bùi Thủy

Ấu trùng sán lợn là bệnh thuộc loại nhiễm ký sinh trùng gây ra bởi trứng và ấu trùng của sán dây lợn.

Nguy cơ mắc bệnh sán dây lợn liên quan nhiều đến tập quán ăn uống, bao gồm việc ăn thịt lợn sống, nấu chưa chín, uống tiết canh, nem chua, nem chạo. Ngoài ra, người có thói quen ăn thực phẩm chưa nấu chín, rau sống, củ quả không rửa sạch, nước chưa đun sôi sẽ có nhiều khả năng bị nhiễm trứng sán lợn.

Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà cơ thể sẽ có những biểu hiện và mức độ nguy hiểm khác nhau. Đặc biệt trên những bệnh nhân mắc bệnh nội tiết mãn tính như đái tháo đường, suy thượng thận, dễ mắc những bệnh nhiễm trùng nặng, tỷ lệ biến chứng cao hơn.

Bác sĩ khuyến cáo mọi người cần chủ động phòng ngừa nhiễm sán lợn bằng cách vệ sinh môi trường sạch sẽ, quản lý nguồn chất thải thật tốt. Trong sinh hoạt hàng ngày, cần sử dụng nguồn nước sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm; ăn chín uống sôi. Tuyệt đối không được ăn thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn (tiết canh, nem) khi chưa nấu chín, tránh xa thịt lợn gạo và hạn chế ăn rau sống.

Thúy Quỳnh

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Các bác sĩ cho biết, hiện nay, nhiều nơi vẫn có tập quán ăn các món tôm, cua sống (ăn gỏi hoặc nướng chưa chín). Đây là nguyên nhân khiến nhiều người mắc bệnh sán lá phổi.
3 tuần trước - Phú Thọ- Người phụ nữ 65 tuổi thường xuyên ăn rau sống, sau đó bị đau đầu, sụt 8 kg trong hai tháng, bác sĩ phát hiện 5 loại giun sán ký sinh.
2 tuần trước - Người đàn ông ở Hà Nội cảm thấy mệt mỏi, ăn uống kém, khó ngủ nhưng nghĩ do bệnh tuổi già nên không quan tâm. Đến khi khám sức khỏe định kỳ, ông bất ngờ khi bác sĩ nói gan bị tổn thương với nhiều ổ áp xe lớn.
1 tháng trước - Nắng nóng làm thực phẩm dễ ôi thiu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, món ăn không đảm bảo vệ sinh gây nhiễm trùng đường ruột.
1 tháng trước - Sơn La- Người đàn ông 27 tuổi đột ngột lên cơn co giật, đau đầu, nghi ngờ có u song bác sĩ phát hiện sán làm tổ trên não gây nhiều tổn thương.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
4 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
4 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.