ttth247.com

Nhiều lần dọa sẩy thai do bệnh tiểu đường, bất thường tử cung

Hà NộiChị Ngọc, 35 tuổi, mang thai nhờ thụ tinh ống nghiệm sau 10 năm hiếm muộn, song nhiều lần dọa sẩy do bệnh tiểu đường, tử cung ngắn, bất thường nhau thai.

Chị từng hai lần mang thai nhờ thụ tinh ống nghiệm (IVF) nhưng sảy hoặc lưu thai khi chưa đến 10 tuần. Chị có tiền sử rối loạn tăng đông máu, tiểu đường type 2.

Ngày 23/8, thạc sĩ, bác sĩ Sao Hieng, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết thai phụ bị tăng lượng đường trong máu do tiểu đường không kiểm soát có thể dẫn đến nhiều biến chứng như tăng huyết áp, tiền sản giật, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai tự nhiên, nhiễm trùng, sinh con dị tật.

Chị Ngọc được bác sĩ tiêm insulin hàng ngày kiểm soát bệnh tiểu đường. Khi thai ba tuần, chị ra máu phải nhập viện. Vợ chồng xin nghỉ việc, thuê nhà trọ sát bệnh viện để thuận tiện điều trị và dưỡng thai. Đến tuần 11, chị đột ngột xuất huyết ồ ạt, bác sĩ truyền thuốc giảm co, tiêm chống đông máu giúp mẹ con qua cơn nguy kịch.

Tuần thai 21, bác sĩ siêu âm phát hiện lượng nước ối ít, cổ tử cung ngắn, cơ tử cung yếu, có hồ huyết bánh nhau kích thước lớn nhất khoảng 28x6 mm. Đây là tình trạng trên bề mặt hoặc bên trong nhau thai xuất hiện các điểm tụ máu, gây giảm tuần hoàn máu đến nhau thai, ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi.

Theo bác sĩ Sao Hieng, hiện vẫn chưa xác định nguyên nhân rõ ràng dẫn đến tình trạng hồ huyết bánh nhau. Một số quan điểm cho rằng mẹ bầu có nhau thai dày dễ gặp phải tình trạng này. Trường hợp chị Ngọc, bác sĩ chỉ định khâu nâng cổ tử cung, sử dụng thuốc tăng tuần hoàn máu đến bánh nhau. Tình trạng ổn định, thai nhi tạm thời thoát khỏi nguy cơ dọa sảy, chị được xuất viện.

Một tháng sau, chị tiếp tục nhập viện vì bí tiểu. Bác sĩ cho biết bệnh nhân có cấu tạo cơ thể đặc biệt, tử cung khi mang thai hình thái dài, thon hơn, không tròn như bình thường khiến thai tăng trưởng chèn ép, gây mất phản xạ cơ bàng quang dẫn đến bí tiểu tạm thời. Người bệnh phải đặt sonde bàng quang để dẫn nước tiểu ra ngoài.

Thai kỳ của chị gặp nhiều yếu tố khó khăn như thường xuyên stress dẫn đến dọa sảy thai, làm nặng thêm bệnh lý tiểu đường, đôi khi phải can thiệp bằng thuốc, tăng nguy cơ tụt cổ tử cung. Đặt ống thông tiểu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng, viêm đường tiết niệu, viêm bể thận. Ngoài ra, chị còn bị trĩ nội độ hai gây đau đớn, vệ sinh khó khăn.

Bác sĩ Sản Phụ khoa phối hợp đồng nghiệp khoa Nội tiết, Dinh dưỡng xây dựng thực đơn dinh dưỡng cá thể hóa cho chị Ngọc, đồng thời điều chỉnh lượng thuốc insulin để kiểm soát đường máu, giảm nguy cơ tai biến sản khoa. Bác sĩ trị liệu tâm lý giúp chị giải tỏa stress. Các chỉ số phát triển thai nhi được theo dõi hàng tuần qua siêu âm và bé phát triển tốt.

Tuần thứ 35, chị có phản xạ tiểu tự nhiên, được rút lưu xông bàng quang. Vài ngày sau chị chuyển dạ, sinh thường bé trai 2,6 kg hôm 9/6. "Hơn một thập kỷ với biết bao biến cố, cuối cùng tôi cũng được ôm con trong tay", chị Ngọc nói.

Chị Ngọc hạnh phúc đón con đầu lòng sau 10 năm kiếm tìm. Ảnh: Hải Âu

Chị Ngọc hạnh phúc đón con đầu lòng sau 10 năm hiếm muộn. Ảnh: Hải Âu

Theo bác sĩ Sao Hieng, thai IVF được đánh giá là thai kỳ có nguy cơ cao, cần được theo dõi đặc biệt, nhất là mẹ tuổi cao, mắc bệnh lý bệnh nền như tim mạch, tuyến giáp, tiểu đường, bệnh di truyền... Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

Mang thai tự nhiên, nội tiết cơ thể người mẹ tự điều tiết theo từng giai đoạn. Khi can thiệp IVF, nội tiết cơ thể phụ thuộc vào thuốc bổ sung từ bên ngoài. Nếu không điều trị tốt nội tiết, thai có thể ngừng phát triển, tăng nguy cơ sảy thai.

Tâm lý lo lắng trong suốt thời gian mang thai cũng ảnh hưởng lớn đến nồng độ nội tiết của người mẹ, giảm dưỡng chất cung cấp cho thai. Cơ tử cung liên tục co bóp tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, thai chậm phát triển hoặc dị tật bẩm sinh. Điều này khiến mẹ tăng huyết áp, tăng nhịp tim, dễ dẫn đến tiền sản giật, sản giật, trầm cảm sau sinh.

Để thai kỳ an toàn, bác sĩ khuyên người mẹ có chế độ dinh dưỡng phù hợp thể trạng, uống đủ nước, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh thức khuya, rối loạn lo âu. Giải tỏa stress bằng cách nghe nhạc, tập yoga, đọc sách, chia sẻ với người thân, bạn bè hoặc bác sĩ tâm lý.

Thai phụ cần lên kế hoạch theo dõi, chăm sóc thai nghiêm ngặt ngay sau khi chuyển phôi và nhất là 12 tuần đầu. Khi có dấu hiệu bất thường như đau bụng, xuất huyết âm đạo, chướng bụng..., thai phụ đến bệnh viện khám ngay.

Trịnh Mai

Độc giả gửi câu hỏi về sản phụ khoa tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Bệnh nhân nữ (26 tuổi, ngụ TP.HCM) mang thai tuần thứ 9 được đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, huyết áp không đo được, suy hô hấp.
1 tháng trước - TP HCM- Sau khi thụ tinh ống nghiệm, chị Minh, 38 tuổi, đậu ba thai, bác sĩ khuyên giảm một để an toàn, song người mẹ từ chối và sinh ba bé khỏe mạnh.
1 tháng trước - Hà Nội- Đi khám vì thường xuyên mất ngủ, bốc hỏa, chị Oanh, 52 tuổi, chết lặng khi nghe thông báo mang thai 14 tuần tuổi.
1 tháng trước - Thai phụ nhiễm virus thủy đậu, herpes, rubella, zika có thể lây truyền cho thai nhi dẫn đến dị tật thị giác, thính giác, hệ thần kinh trung ương.
2 ngày trước - Bệnh lây qua đường tình dục có thể truyền từ thai phụ sang thai nhi khiến sảy thai, chết lưu, sinh non hoặc mắc các tổn thương khác.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
5 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
5 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.