ttth247.com

Nhiều trẻ em chưa được tiêm ngừa vắc xin sởi. Vì sao?

Hầu hết những trường hợp trẻ mắc bệnh sởi nằm điều trị tại khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 trong đợt dịch sởi lần này đều chưa được chích ngừa vắc xin sởi đầy đủ.

Bác sĩ Dư Tấn Quy, trưởng khoa nhiễm - thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1), cho biết trong ngày 13-8, tại khoa có 39 bệnh nhi mắc bệnh sởi đang nằm điều trị.

"Hơn một tháng nay số trẻ mắc bệnh sởi nhập viện bắt đầu tăng nhưng tăng đột biến trong hơn một tuần nay. Phần lớn trẻ em mắc sởi đều chưa được chích ngừa, một số ít trẻ mới được chích một mũi", bác sĩ Quy thông tin.

Bác sĩ Quy cũng cho biết thêm trong đợt dịch sởi này khoa nhiễm - thần kinh của bệnh viện chưa ghi nhận một bệnh nhi nào đã được tiêm 2 mũi vắc xin sởi trước đó mà phải nhập viện.

Bác sĩ Quy cũng nêu ra một thực tế là nhiều bà mẹ đã quên đưa con đi tiêm ngừa vắc xin sởi. Khi bác sĩ hỏi các bà mẹ sao không đưa trẻ đi tiêm vắc xin sởi, các bà mẹ đã đưa ra nhiều lý do khác nhau.

Có bà mẹ chia sẻ do kinh tế sa sút nên phải lo đi làm, giao con cho ông bà chăm sóc và quên mất việc tiêm ngừa cho trẻ.

Nhiều bà mẹ cho hay họ không coi tivi, chỉ xài điện thoại coi YouTube, phim, hài... nên cũng không biết những thông tin cần tiêm ngừa vắc xin sởi cho trẻ. Cũng có những bà mẹ có quan điểm "anti" với vắc xin...

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), số bệnh nhân bị mắc bệnh sởi tại TP.HCM chưa chích ngừa vắc xin sởi hoặc chưa chích ngừa đủ 2 mũi vắc xin sởi chiếm đến 66% và có đến 30% không rõ tiền sử tiêm chủng.

Do gián đoạn tiêm chủng trong và sau đại dịch COVID-19, tỉ lệ tiêm chủng sởi mũi 1 cho trẻ sinh năm 2023 trên địa bàn TP chỉ mới đạt 89,2% và chưa có quận huyện nào đạt trên 95% (tỉ lệ bao phủ vắc xin sởi giúp phòng ngừa dịch sởi bùng phát).

Đồng thời, tỉ lệ tiêm chủng vắc xin sởi mũi 2 cho trẻ sinh năm 2019 đến năm 2022 cũng chưa đạt 95%. "Bệnh sởi lây rất nhanh. Cách phòng chống bệnh sởi lây lan trong cộng đồng tốt nhất là chích ngừa sởi đầy đủ", bác sĩ Quy nhấn mạnh.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, những bé xuất viện có tình trạng ổn đều được giới thiệu xuống trung tâm tiêm chủng để tiêm ngừa, thậm chí có những ca có bệnh nền nằm trong bệnh viện sẽ được chích ngừa ngay tại khoa đó.

Còn với những trẻ dưới 9 tháng bị mắc bệnh sởi là do bị lây từ những người trong gia đình, từ những người chăm sóc trẻ mà chưa được tiêm chủng. Do đó, trẻ lớn hay những người chăm sóc trẻ cũng cần được chích ngừa sởi, bác sĩ Quy khuyên.

Mới đây, PGS Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cũng đã yêu cầu Thanh tra Sở Y tế cần kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp tuyên truyền "anti vắc xin" và những trường hợp đưa thông tin sai lệch, gây hoang mang cho cộng đồng.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - TP.HCM đang có rất nhiều ca bệnh sởi. Bệnh sởi lây lan nhanh, nhiều người lo lắng, thắc mắc những ai cần tiêm ngừa vắc xin sởi trong đợt này?
1 tháng trước - Nhiều bạn đọc không khỏi lo lắng gửi những câu hỏi đến báo Tuổi Trẻ với nỗi niềm năm học mới đang đến thật gần, làm thế nào để con họ không bị lây bệnh sởi?
1 tháng trước - Những tuần gần đây bệnh sởi lây lan và diễn biến phức tạp tại TP.HCM. Nhiều phụ huynh không biết gì về bệnh sởi, dịch sởi và thường đưa trẻ đến nhập viện khi đã biến chứng.
2 tuần trước - Ngày 29/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cùng đoàn công tác của Bộ đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch sởi trên địa bàn TPHCM. Trước ý kiến về việc tiêm vắc xin đại trà cho cộng đồng để phòng dịch Bộ Y tế khẳng định nhà...
1 tháng trước - Trẻ miễn dịch yếu, có bệnh nền, chưa tiêm chủng, nguy cơ lây nhiễm cao khi tiếp xúc bệnh nhân sởi hoặc chạm vào sàn nhà, bề mặt chứa virus sởi.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.