ttth247.com

Nhịp tim chậm có nguy hiểm không?

Tôi 38 tuổi, gần đây hay mệt mỏi, nhịp tim rất chậm, khoảng 50-55 lần một phút, có lúc xuống dưới 50. Tình trạng này có nguy hiểm không, điều trị thế nào? (Như Hòa, Bình Chánh)

Trả lời:

Nhịp tim ở người bình thường là nhịp xoang đều, tần số tim phụ thuộc vào tuổi, mức độ hoạt động thể lực. Nhịp tim của trẻ nhỏ nhanh hơn người lớn. Khi hoạt động hoặc gắng sức, nhịp tim nhanh hơn lúc ngủ hoặc nghỉ ngơi. Ở người trưởng thành, trong điều kiện bình thường, tần số tim dao động 60-80 nhịp một phút. Nhịp tim của người trưởng thành chậm khi tần số tim lúc nghỉ dưới 60 nhịp mỗi phút.

Nhịp tim chậm sinh lý có thể gặp ở một số người vận động thể lực nhiều như vận động viên chuyên nghiệp, không ảnh hưởng tới sinh hoạt.

Nhịp tim chậm bệnh lý có thể do bệnh tim mạch như bệnh bẩm sinh di truyền, chức năng nút xoang, bệnh tim thiếu máu cục bộ, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, viêm cơ tim. Đôi khi, tình trạng này không do bệnh tim mạch như suy tuyến giáp trạng, suy thận nặng, tăng kali máu... Cũng có khi nhịp tim chậm do sử dụng một vài loại thuốc.

Trong hầu hết trường hợp, nhịp tim chậm không có triệu chứng cảnh báo, chỉ được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe. Một số người có dấu hiệu như hụt hơi, cảm giác đau thắt ở ngực, choáng váng, mệt mỏi, khó tập trung, dễ mệt khi vận động nặng.

Tuy nhiên, những trường hợp nhịp tim quá chậm, xuất hiện đột ngột có thể gây thiếu máu lên não, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như lú lẫn, gần ngất hoặc ngất, ngưng tim. Người bệnh cần nhập viện ngay để tìm nguyên nhân.

Tùy theo độ tuổi, nguyên nhân gây nhịp tim chậm, bệnh nền kèm theo..., bác sĩ sẽ cân nhắc hướng điều trị phù hợp. Phương pháp bao gồm dùng thuốc hoặc các thủ thuật điều trị bệnh nền. Nếu tình trạng không hồi phục, đe dọa tính mạng như block nhĩ thất hoàn toàn, suy nút xoang..., bệnh nhân sẽ được cấy máy tạo nhịp tim. Đây là giải pháp lâu dài giúp điều trị hiệu quả tim đập chậm bệnh lý.

Bác sĩ Lan Anh khám cho bệnh nhân mắc bệnh lý nhịp tim. Ảnh minh họa: Thu Hà

Bác sĩ Lan Anh khám cho bệnh nhân mắc bệnh lý nhịp tim. Ảnh minh họa: Thu Hà

Theo mô tả, nhịp tim của bạn như vậy là chậm. Tuy nhiên, nhịp chậm xuất hiện từ khi nào, triệu chứng mệt mỏi có liên quan tới nhịp tim chậm không thì bạn cần được bác sĩ tim mạch khám, xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.

BS.CKII Phạm Thị Lan Anh
Trưởng đơn vị Tim mạch
Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, TP HCM

Độc giả đặt câu hỏi bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Người phụ nữ ở Phú Thọ nhập viện cấp cứu trong tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim lên tới 207 lần/phút. Bệnh nhân được chẩn đoán cơn nhịp nhanh trên thất kịch phát.
1 tháng trước - Nhịp tim của tôi có lúc đo được 58 lần/phút, lúc lại vọt lên đến 120 lần/phút. Tôi muốn hỏi nhịp tim nhanh hay chậm, trường hợp nào nguy hiểm hơn? (Thu Hoài, 58 tuổi, Vĩnh Phúc).
1 tháng trước - Rối loạn nhịp tim là tình trạng bất thường về nhịp tim, thay đổi dòng máu lên não và các cơ quan, gây hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong.
1 tháng trước - Tuyến giáp là một tuyến nội tiết giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Các bệnh về tuyến giáp rất thường gặp và hay bị bỏ sót không được chẩn đoán.
1 tháng trước - Uống rượu bia quá nhanh, ngay trước giờ đi ngủ, trên máy bay… có thể gây hại cho cơ thể.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Sữa, nước ép rau quả tươi, trà xanh giàu chất chống oxy hóa, chứa một số loại vitamin và khoáng chất giúp giảm đau xương khớp.
1 giờ trước - Mới đây, sự việc một công ty mỹ phẩm dùng cách bắn dây thun vào cổ tay nhân viên để “trừng phạt” việc không hoàn thành nhiệm vụ đã khiến cộng đồng mạng xôn xao. Sự việc càng trở nên nguy hiểm khi các chuyên gia y tế khẳng định rằng, hành...
2 giờ trước - Mỗi độ tuổi, tình trạng sức khỏe có mức đường huyết lý tưởng khác nhau, kiểm soát hợp lý chỉ số giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.
2 giờ trước - Hưng Yên- Người đàn ông 52 tuổi bị viên gạch rơi vào chân khi xây tường phòng lũ, có vết thương nhỏ nên xử lý băng bó bình thường, 6 ngày sau cứng hàm.
2 giờ trước - Các con tôi rất thích ăn cơm trộn mỡ lợn, thêm tóp mỡ giòn, nước mắm nhưng tôi sợ thừa chất, béo phì, vậy ăn thế nào mới tốt? (Thảo, 30 tuổi, Hà Nội).