ttth247.com

Vết thương nhỏ khiến người đàn ông bị uốn ván suýt chết

Hưng YênNgười đàn ông 52 tuổi bị viên gạch rơi vào chân khi xây tường phòng lũ, có vết thương nhỏ nên xử lý băng bó bình thường, 6 ngày sau cứng hàm.

Ngày 25/9, bác sĩ Trương Tư Thế Bảo, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết bệnh nhân khó há miệng, khó nuốt, bụng cứng do uốn ván, được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên điều trị ban đầu rồi chuyển đến. Vết thương ở chân phải kích thước nhỏ chỉ 0,5 cm, đóng vảy, không bị sưng hay viêm mủ.

Các bác sĩ tiêm huyết thanh cho bệnh nhân để điều trị uốn ván và xử lý độc tố trong máu. Tiên lượng bệnh nhân phải điều trị dài ngày do tình trạng nặng.

Vết thương nhỏ bàn chân khiến người đàn ông suýt chết. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Vết thương nhỏ ở bàn chân khiến người đàn ông bị uốn ván suýt chết. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra, ngay cả khi vết thương đã lành. Có 4 giai đoạn gồm ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lui bệnh. Uốn ván là bệnh nguy hiểm do thời gian điều trị kéo dài (có thể vài tuần đến vài tháng), chi phí điều trị rất tốn kém.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân nguy cơ tử vong rất cao do suy hô hấp, ngừng tim đột ngột, nhiễm trùng toàn thân, xuất huyết. Thời gian ủ bệnh càng ngắn, tình trạng bệnh càng nặng, diễn biến xấu rất nhanh. Tiêm huyết thanh phòng uốn ván (SAT) là biện pháp đơn giản và hiệu quả ngăn ngừa bệnh khi có vết thương ngoài da.

Bác sĩ khuyến cáo khi lao động nên trang bị an toàn như giày bảo hộ, găng tay chống cắt, đồ bảo hộ. Khi không may bị thương, cần xử lý vết thương đúng cách, rửa bằng nước sạch, sát trùng bằng cồn, dùng băng vô khuẩn băng bó, sau đó đến cơ sở y tế để khám và tiêm phòng uốn ván.

Thúy Quỳnh

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - 10 bệnh nhân uốn ván đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư (Hà Nội) đều có điểm chung là bị các vết thương hở, tự xử lý tại nhà và không tiêm vắc xin uốn ván.
2 tuần trước - Mưa bão khiến tác nhân gây cúm, sốt xuất huyết, thương hàn phát triển mạnh và gây bệnh, có thể phòng ngừa nhờ tiêm chủng vaccine kịp thời.
1 tháng trước - TP HCM- Anh Khánh, 28 tuổi, đi lại cứng đơ như robot, không thể xoay người, nghiêng hoặc ngửa cổ do viêm cột sống dính khớp và hoại tử chỏm xương đùi.
1 tuần trước - Dịch sởi tăng trong năm 2024 vì nằm trong chu kỳ dịch và đã được các chuyên gia dịch tễ dự đoán từ trước khi nhiều tỉnh thành thiếu vắc xin hai năm liên tiếp.
2 tuần trước - Người đàn ông bị nhiễm trùng răng miệng nhưng vì mắc bệnh tiểu đường, các chức năng thần kinh tương đối chậm nên không cảm nhận được cơn đau và không đi khám kịp thời.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Sữa, nước ép rau quả tươi, trà xanh giàu chất chống oxy hóa, chứa một số loại vitamin và khoáng chất giúp giảm đau xương khớp.
1 giờ trước - Mới đây, sự việc một công ty mỹ phẩm dùng cách bắn dây thun vào cổ tay nhân viên để “trừng phạt” việc không hoàn thành nhiệm vụ đã khiến cộng đồng mạng xôn xao. Sự việc càng trở nên nguy hiểm khi các chuyên gia y tế khẳng định rằng, hành...
2 giờ trước - Mỗi độ tuổi, tình trạng sức khỏe có mức đường huyết lý tưởng khác nhau, kiểm soát hợp lý chỉ số giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.
2 giờ trước - Tôi 38 tuổi, gần đây hay mệt mỏi, nhịp tim rất chậm, khoảng 50-55 lần một phút, có lúc xuống dưới 50. Tình trạng này có nguy hiểm không, điều trị thế nào? (Như Hòa, Bình Chánh)
2 giờ trước - Các con tôi rất thích ăn cơm trộn mỡ lợn, thêm tóp mỡ giòn, nước mắm nhưng tôi sợ thừa chất, béo phì, vậy ăn thế nào mới tốt? (Thảo, 30 tuổi, Hà Nội).