ttth247.com

Những chuyến xe nghĩa tình đưa đón học sinh sau khi cầu Phong Châu sập

"Đường đi của các em đang từ vài km bỗng vọt lên gần 50km, các em không thể đi xe đạp điện quãng đường xa như thế. Nhiều phụ huynh đi làm công nhân theo ca cũng không thể đến đón con. Cũng là một phụ huynh, chúng tôi thấy cần phải góp chút sức nhỏ cho các em lúc này" - anh Vũ, lái xe chở các em học sinh, nói.

Sập cầu, hàng trăm học sinh không thể qua sông về nhà

Khoảng 10h sáng 9-9, cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ đã bị sập 2 nhịp, hiện vẫn chưa rõ thiệt hại về người và tài sản.

Đây cũng là cây cầu giúp hàng trăm học sinh tại huyện Lâm Thao sang huyện Tam Nông học tập tại các trường như THPT Tam Nông, THPT Hưng Hóa, THCS Nguyễn Quang Bích…

Sau khi cầu Phong Châu bị sập, các em không thể qua sông về nhà mà phải đi đường vòng, xa tới gần 50km.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 10-9 trên chuyến xe chở học sinh đi học, anh Phạm Quốc Vũ (32 tuổi, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) cho biết ngay sau nghe tin cầu Phong Châu bị sập, thấy học sinh huyện nhà khó có thể trở về sau khi tan học nên anh và một số anh em cùng nhau huy động được 3 chiếc xe khách (1 xe 45 chỗ và 2 xe 34 chỗ) để đi vòng gần 50km sang huyện Tam Nông đón các em học sinh.

Theo anh Vũ, trong buổi chiều đầu tiên 9-9, 3 xe đã đưa đón được hơn 100 học sinh. Đến sáng nay 10-9 đón được hơn 80 học sinh.

Để học sinh dễ nhận diện xe đưa đón miễn phí, anh Vũ và các cộng sự đã dán băng rôn trước xe, đồng thời thông báo trên các nhóm Zalo, Facebook về các cung đường đi, điểm đón học sinh.

"Sáng mai 5h xe xuất phát từ cầu Phong Châu di chuyển xuống khu 5 lúc 5h5, khu 6 và 7 lúc 5h10 rồi xuống dốc Lâm Cần vào Tứ Xá 5h15, Sơn Dương 5h20 rồi chạy ra đường đôi để chạy lên thị trấn Lâm Thao, sau đó lên cầu Ngọc Tháp. Các bậc phụ huynh nào có học sinh ở Tam Nông, Quang Bích, Hưng Hóa thì liên hệ nhà xe để thuận tiện đưa đón", thông báo đón học sinh sáng 10-9.

Đưa đón học sinh đến khi có cầu phao

Hiện tại 3 chiếc xe đưa đón học sinh của nhóm anh Vũ chạy một ngày hai lượt đi và về, mỗi lượt gần 50km.

Anh Vũ cho biết vì đường đi lại khá xa nên tốn nhiều chi phí xăng dầu, do vậy khi đưa các em đến trường xong, nhóm anh gửi xe ở cổng trường, sau đó tìm chỗ mát ngồi chờ đến chiều đón các em về để tiết kiệm chi phí.

"Chúng tôi làm việc này cũng là vì con em trong làng, trong xã, hỗ trợ các cháu là chính, làm bằng cái tâm của mình. Mỗi khi các cháu xuống xe lại dặn dò 16h30 con tan học nhé, bác nhớ đón con, con cảm ơn bác, cảm ơn chú… tôi thấy rất vui và hạnh phúc.

Chúng tôi sẽ duy trì đưa đón các cháu đến khi nào có cầu phao bắc qua sông, các cháu có thể di chuyển đảm bảo an toàn thì chúng tôi mới ngừng đưa đón", anh Vũ nói.

7h, khi những học sinh cuối cùng xuống xe, anh Vũ cùng hai người bạn lái xe của mình vội đi tìm chỗ ăn sáng, nghỉ ngơi rồi tiếp tục chờ đợi để chuyến xe chiều tiếp tục chở các em về nhà.

Là một phụ huynh ở huyện Tam Nông, chị Trang rất vui khi nghe tin có xe đưa đón học sinh sau khi cầu Phong Châu bị sập. "Tôi thấy trên nhóm bạn bè chia sẻ sẽ có xe đón các em tới trường thấy rất vui. Mừng cho các con được đưa đón an toàn, đặc biệt trong lúc mưa bão như vậy", chị Trang nói.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Sau bão lũ, không ít trường rơi vào tình cảnh ngập lụt kéo dài hoặc sạt lở, nguy cơ mất an toàn cao. Các trường đã tìm mọi giải pháp: sơ tán, tăng ca, cõng học sinh qua những đoạn đường nguy hiểm… để việc dạy - học không bị gián đoạn quá...
1 tháng trước - Đến hẹn lại… lo, là tâm trạng của nhiều phụ huynh khi tiếp nhận các thông tin về thu, chi đầu năm học. Điều khiến họ băn khoăn là có những khoản thu gộp, những khoản thu tự nguyện nhưng cũng đưa vào danh mục bắt buộc.
1 tháng trước - "Lần đầu đi biệt phái ngay trước khai giảng năm học mới, tôi đã khóc suốt trên đường vì nhớ nhà, nhớ con, bỡ ngỡ với nơi mình sắp gắn bó một năm. Nhưng không ngờ đó lại là khởi đầu cho một kỷ niệm đáng nhớ trong đời dạy học".
3 tuần trước - Sách giáo khoa cũng là thứ được nhiều cá nhân, các nhóm thiện nguyện tính đến trong danh mục hàng cứu trợ gửi đến các địa phương vùng bị bão lũ. Quyên góp và trao tặng sách có quá khó không? Làm sao để tặng đúng sách học sinh cần?
1 tháng trước - Thiên Hương (6 tuổi) mím môi tập viết chữ, mẹ của em ngồi bên, nhìn em viết sai rồi sửa lại, tự hào khi dòng chữ tròn rõ hơn sau nhiều lần luyện tập.
Xem tin bài khác
55 phút trước - Đề tham khảo Toán thêm phần trả lời ngắn, học sinh khó đoán bừa, trong khi đề Văn với ngữ liệu ngoài sách giáo khoa sẽ tránh học tủ, để giành điểm 8-9 trở lên không dễ, theo các giáo viên.
3 giờ trước - Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 trong đó có ngữ văn, một số học sinh cuối cấp nói nội dung phù hợp với kiến thức đã học trên lớp nhưng sẽ thử thách để đạt điểm cao.
3 giờ trước - Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa 17 là thông qua nghị quyết hỗ trợ học phí năm học 2024 - 2025 cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học sinh chương trình GDTX cấp THPT.
4 giờ trước - Từng đứng trước nguy cơ phải nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình, sinh viên Nguyễn Thị Thương giờ đây đang chuẩn bị tốt nghiệp, bước vào hành trình mới. Để đến được chặng đường hôm nay, một phần nhờ có sự đồng hành của Chương trình học...
4 giờ trước - Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh chụp tin nhắn của giáo viên gửi trong nhóm phụ huynh với nội dung từ chối nhận quà ngày 20/10 và 20/11.