ttth247.com

Những 'cô dâu mùa mưa'

PakistanKhi mùa mưa sắp bắt đầu, Shamila, 14 tuổi, và em gái Amina, 13 tuổi, được bố mẹ gả bán để giúp gia đình đối phó với đói nghèo trong lũ lụt.

"Em đã rất vui khi biết mình sẽ kết hôn, cuộc sống của em sẽ dễ dàng hơn", Shamila nói. Cô sắp bước vào cuộc hôn nhân với người đàn ông lớn gấp đôi tuổi mình cùng hy vọng tương lai tươi sáng hơn.

Mẹ chồng của Shamila, bà Bibi Sachal đã đưa 720 USD cho bố mẹ cô. Đây là khoản tiền lớn ở ngôi làng mà hầu hết các gia đình chỉ sống bằng một USD mỗi ngày.

Shamila (bên trái) đã được gả bán để lấy tiền. Ảnh: AFP

Shamila (bên trái) đã được gả bán để lấy tiền. Ảnh: AFP

Tỷ lệ kết hôn của các cô gái dưới tuổi vị thành niên ở Pakistan đã giảm dần trong những năm gần đây. Tuy nhiên, sau trận lũ lụt lịch sử năm 2022, chính quyền nhận thấy sự bất ổn kinh tế đã lần nữa thúc đẩy tỷ lệ tảo hôn tăng.

Giai đoạn tháng 7 đến tháng tháng 9 hàng năm được xem là rất quan trọng đối với sinh kế của hàng triệu nông dân. Biến đổi khí hậu đang làm cho mùa mưa kéo dài hơn, tăng nguy cơ sạt lở đất, lũ lụt và thiệt hại lâu dài cho mùa màng.

Nhiều làng mạc ở Sindh (một tỉnh phía nam Pakistan) vẫn chưa thể phục hồi dù hai năm trôi qua. Lũ lụt đã làm một phần ba đất nước bị ngập, hàng triệu người di cư và mùa màng thất bát.

Mashooque Birhmani, người sáng lập tổ chức chống hôn nhân trẻ em Sujag Sansar, cho rằng bối cảnh trên đã hình thành xu hướng "cô dâu mùa mưa". "Các gia đình sẽ tìm bất kỳ phương án nào để sống sót", ông nói. "Cách đầu tiên và dễ nhất là gả con gái để lấy tiền".

Ở làng Khan Mohammad Mallah, hai cô bé Shamila và Amina đã lấy chồng trong lễ kết hôn tập thể vào tháng 6. Mùa mưa trước đó, có 45 cô gái vị thành niên trở thành vợ.

Najma Ali, 16 tuổi, đã về nhà chồng hai năm trước trong sự háo hức, mong chờ cuộc sống tốt đẹp. Bố mẹ cô đã nhận 900 USD để lo liệu đám cưới nhưng thật ra đó là tiền vay mượn mà chồng cô không có cách nào để trả lại.

"Tôi nghĩ mình sẽ có son môi, quần áo", cô gái ôm đứa con 6 tháng tuổi, nói. "Nhưng giờ đây chúng tôi thậm chí không có gì để ăn". Làng họ sống nằm bên bờ kênh ở thung lũng Main Nara cằn cỗi, không còn cá, nước ô nhiễm và mùi hôi thối bao trùm.

Najma Ali lấy chồng năm 14 tuổi. Ảnh: AFP

Najma Ali lấy chồng năm 14 tuổi. Ảnh: AFP

Bà Hakim Zaadi, 58 tuổi, mẹ ruột Najma nói khu vực này từng có cánh đồng lúa tươi tốt, họ cũng trồng nhiều rau nhưng tất cả đã chết vì đất nhiễm độc.

Con gái trước đây không phải là gánh nặng của gia đình. Hiện tại, các cô gái vào độ tuổi kết hôn đã có năm đứa con, họ quay lại sống cùng cha mẹ vì chồng không có việc làm.

Kết hôn trẻ em phổ biến ở một số khu vực Pakistan, nơi số lượng trẻ dưới 18 kết hôn đứng thứ 6 trên thế giới, theo dữ liệu chính phủ công bố vào tháng 12. Trong khi đó, độ tuổi kết hôn hợp pháp ở Pakistan là 16-18.

Bà Hakim Zaadi (ở giữa) phát bánh mì cho trẻ em trong làng. Ảnh: AFP

Bà Hakim Zaadi (ở giữa) phát bánh mì cho trẻ em trong làng. Ảnh: AFP

UNICEF đã báo cáo về những bước tiến đáng kể trong việc giảm tỷ lệ hôn nhân trẻ em nhưng bằng chứng cho thấy thời tiết cực đoan đang đặt chúng vào nguy cơ mới. Tổ chức dự đoán tỷ lệ này sẽ tăng 18% tương đương với việc xóa bỏ 5 năm tiến bộ trước đó.

Dildar Ali Sheikh, 31 tuổi, đã lên kế hoạch gả con gái lớn Mehtab, 10 tuổi, khi đang sống ở khu cứu nạn người di cư lũ lụt.

"Ít nhất con lấy chồng sẽ có thể ăn uống và có các tiện nghi cơ bản", anh nói. Đêm trước khi Mehtab về nhà chồng, mẹ em, bà Sumbal Ali Sheikh không thể ngủ.

Tổ chức phi chính phủ Sujag Sansar đã kịp can thiệp và đám cưới bị hoãn. Mehtab được ghi danh vào một lớp học may. Dù vậy, khi mùa mưa đến, em lại ám ảnh bởi đám cưới được hẹn trước. Mehtab nói với bố muốn được đi học.

"Em thấy những cô gái đã kết hôn xung quanh vẫn có cuộc sống khó khăn", Mehtab kể. "Và em không muốn đời mình như thế".

Ngọc Ngân (Theo France24)

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - Luca Pferdmenges, 22 tuổi, đã đến 190 trong số 193 quốc gia và vùng lãnh thổ. Là một KOL (người có sức ảnh hưởng - PV) về du lịch, chàng trai gen Z đã đưa ra những nhận định táo bạo trong một cuộc phỏng vấn về hành trình du lịch của mình.
1 tuần trước - Nếu bạn trẻ đi du học một mình với ngân sách hạn chế, có nhiều lựa chọn ở các nước châu Âu như: Đức, Áo, Bỉ, Ba Lan, CH Czech… Còn với những bạn muốn đi học mang theo cả gia đình thì Phần Lan sẽ là nước dễ thực hiện.
1 tháng trước - Một cô dâu ở Đắk Lắk lội bùn làm bẩn váy cưới bị cộng đồng mạng “tấn công” bằng lời lẽ tiêu cực. Ngay lập tức, chủ tiệm áo cưới lên tiếng, nói rõ nội tình sự việc để đính chính cho cô dâu.
1 tháng trước - Mặc dù nhà ở thành phố, chẳng có sân vườn nhưng vẫn không thể ngăn được niềm đam mê trồng cây của anh Võ Quang Thái (30 tuổi), ngụ tại TP.Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam). Ngoài công việc chính là một kỹ sư ô tô, thời gian rảnh, anh Thái đã mang...
3 tuần trước - 4h, Mùa A Lỷ (10 tuổi) mang chiếc cặp cũ sờn, đi bộ hơn 20 km đến trường; băng qua khe sâu, cậu rảo bước nhanh hơn khi nghĩ về hộp sữa tươi lần đầu có trong bữa ăn bán trú.
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Nước lũ vừa rút, ông Lương lao vào dọn khu chuồng trại, xử lý hậu quả của 13.000 con gà bị nhấn chìm, để chuẩn bị tái đàn.
2 giờ trước - Ngoài căn nhà gỗ được trang trí theo phong cách mộc mạc, cô gái còn trồng thêm hoa, cỏ cây ở xung quanh vườn, tạo không gian sống rộng 300m2 đẹp nên thơ, trong lành giữa Đà Lạt.
4 giờ trước - Ngày mai 17.9 sẽ diễn ra lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết 'Tiết kiệm điện thành thói quen lần 2: Những chuyện hay tôi kể' do Báo Thanh Niên và Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) tổ chức.
5 giờ trước - Tết Trung thu là một trong bốn lễ tết lớn của người Việt, diễn ra vào rằm tháng Tám âm lịch. Dịp này, nhiều bạn trẻ muốn được trở lại với trung thu xưa qua những món đồ chơi truyền thống.
6 giờ trước - Sau bão số 3, cùng với rác thải sinh hoạt, một khối lượng lớn rác thải là cây xanh bị gãy đổ khiến việc xử lý rác ở TP.Hải Phòng trở nên khó khăn, mất nhiều thời gian. Dự kiến, đến ngày 18.9, các lực lượng chức năng của thành phố sẽ hoàn...