ttth247.com

Những nhóm thực phẩm người hóa trị ung thư nên kiêng

Người bệnh ung thư nên kiêng hoặc hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, cay nóng, nhiều axit, rượu bia vì có thể làm tăng tác dụng phụ hóa trị .

Hóa trị là sử dụng các loại thuốc nhằm phá hủy tế bào ung thư, ngăn chặn các tế bào này phát triển, lấn các cơ quan khác trong cơ thể. Quá trình hóa trị ung thư có nguy cơ làm tổn thương đến tế bào khỏe mạnh, gây ra một số tác dụng phụ.

BS.CKI Nguyễn Thị Hồng Sâm, Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết sau hóa trị, người bệnh thường khó ăn uống do đau miệng, buồn nôn, nôn ói, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy. Tình trạng kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng.

Chế độ dinh dưỡng của người bệnh hóa trị ung thư cần đảm bảo cung cấp đầy đủ, cân đối chất đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Tùy từng loại ung thư, giai đoạn điều trị... người bệnh nên kiêng một số loại thực phẩm nhất định để nâng cao hiệu quả điều trị.

Thực phẩm chế biến sẵn như gà rán, thịt hộp, bánh kẹo, xúc xích chứa nhiều chất bảo quản, đường, muối, chất béo bão hòa và cholesterol. Chúng cũng thường ít dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Người bệnh hóa trị ung thư thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn dễ suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hoặc tái phát ung thư.

Thực phẩm cay nóng hoặc các món chứa nhiều tiêu, ớt, mù tạt như lẩu cay, gà nướng muối ớt, bánh tráng cay, mực sốt mù tạt có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa. Người bệnh ăn thực phẩm cay nóng dễ xảy ra nôn mửa, loét miệng, viêm loét dạ dày, tiêu chảy, hấp thu dinh dưỡng kém, làm chậm quá trình hồi phục.

Đồ ăn, thức uống nhiều axit như thịt đỏ, thực phẩm nhiều dầu mỡ, cà phê có khả năng khiến người hóa trị ung thư suy giảm hệ miễn dịch, gặp các vấn đề về tiêu hóa.

Thực phẩm cứng, giòn như kẹo đậu phộng, các loại hạt cứng, bánh quy cứng, cơm cháy dễ gây tổn thương các cơ quan bên trong, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm hoặc virus xâm nhập, gây bệnh. Trong quá trình hóa trị ung thư, hệ thống miễn dịch của người bệnh yếu, tổn thương nhỏ cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc biến chứng nguy hiểm khác.

Thực phẩm giàu caffeine như cà phê, trà, hạt cacao, quả guarana dễ kích thích thần kinh, gây nên tình trạng lo âu hoặc ảnh hưởng đến giấc ngủ. Người bệnh hóa trị ung thư tiêu thụ lượng lớn caffeine có nguy cơ làm trầm trọng hơn tác dụng phụ của hóa trị như đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, khô miệng.

Rượu bia và đồ uống chứa cồn có khả năng làm giảm hiệu quả của thuốc và một số phương pháp điều trị bệnh. Người bệnh hóa trị ung thư lạm dụng rượu bia còn có thể gây tăng cân, huyết áp không ổn định, nguy cơ mắc các bệnh lý về gan, tim mạch, làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ của hóa trị. Đồ ăn, thức uống sinh khí gas như rau cải, bông cải xanh, đậu, nước ngọt có gas, cà phê, rượu. Chúng có thể gây cảm giác khó chịu cho người bệnh đang hóa trị ung thư.

Các món chiên rán, nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, xúc xích chiên, gà rán, nem rán. Chiên rán ở nhiệt độ cao, chất béo trong dầu có thể bị biến đổi thành hợp chất có hại như axit béo trans và chất oxy hóa. Những hợp chất này có khả năng gây tăng cân, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, gây ra các bệnh lý về tim mạch. Người bệnh hóa trị ung thư ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán còn dễ gây rối loạn tiêu hóa, có thể trầm trọng thêm các triệu chứng như nôn ói, đau bụng, tiêu chảy.

Bác sĩ Hồng Sâm lưu ý người bệnh hóa trị ung thư dễ thiếu nước do nôn ói hoặc tiêu chảy, cần bổ sung nước mỗi ngày (khoảng 40 ml/kg trọng lượng cơ thể) bằng cách uống nước lọc, nước trái cây hoặc nước canh. Tránh uống nước quá nhiều trong bữa ăn có thể gây no, làm giảm ăn thực phẩm giàu đạm, đường, béo.

Chế độ dinh dưỡng của người bệnh hóa trị ung thư còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể, bệnh nền đồng mắc, cơ địa. Người bệnh hóa trị ung thư cần được chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt, nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa ung bướu hoặc đi khám dinh dưỡng để được tư vấn ăn uống hợp lý, đủ chất.

Trường Giang

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Vận động nhẹ, giao lưu với bạn bè, uống đủ nước, bổ sung thực phẩm giàu sắt, giúp người đang hóa trị ung thư dễ chịu hơn, tăng sức đề kháng.
2 tuần trước - Tôi đi khám phát hiện mắc ung thư trực tràng giai đoạn hai, cần nhập viện điều trị sớm. Bệnh này có chữa khỏi không? (Thúy Quỳnh, Bến Tre)
1 tuần trước - Viêm bàng quang kẽ, viêm bàng quang do hóa xạ trị, nhiễm khuẩn đường tiểu tái phát là những tác nhân gây hội chứng đau bàng quang mạn tính ở nữ giới.
2 tuần trước - Tự uống thuốc kháng sinh không kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ có thể gây rối loạn tiêu hóa, viêm gan cấp, viêm đại tràng.
1 tháng trước - Tiêu thụ nhóm thực phẩm chế biến sẵn, thức uống có đường... có thể làm tăng lượng chất béo dư ở các tạng, góp phần gây suy giảm mô não, lâu dài ảnh hưởng đến các vùng não liên quan đến trí nhớ và phối hợp vận động.
Xem tin bài khác
15 phút trước - Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và cột sống Hoàn Mỹ, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ vừa tổ chức hội thảo “Thay khớp háng ca khó, hội chẩn cùng chuyên gia”.
15 phút trước - Hà Nội- Anh Nam, 42 tuổi, sốt cao, đau đầu, mệt, uống thuốc paracetamol hạ sốt, một tuần sau bệnh nặng vào viện bác sĩ chẩn đoán tổn thương phổi, tăng men gan.
15 phút trước - Theo PGS Nguyễn Quang, chủ tịch Hội Y học giới tính Việt Nam, xác định lại giới tính là một việc làm mang tính nhân văn, bảo đảm mỗi người được sống đúng với giới tính của mình.
45 phút trước - Anh Đ.P.D (29 tuổi, ngụ TP.HCM) làm việc tại một xưởng in, vài tháng gần đây anh cảm thấy cột sống bị đau thắt, trong một lần đang đứng thì bất ngờ ngã quỵ xuống đất.
45 phút trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...