ttth247.com

Những tiến bộ trong y sinh học và AI đang buộc chúng ta phải xem xét lại bản chất của tri giác!

Những tiến bộ trong y sinh học và AI đang buộc chúng ta phải xem xét lại bản chất của tri giác!- Ảnh 1.

Năm 2008, tại Thủy cung Sea Star ở Coburg, Đức, nhân viên thủy cung phát hiện một sự cố khó lý giải xảy ra vào mỗi buổi sáng. Khi mở cửa vào đầu ngày, họ nhận ra hệ thống điện đã bị ngắt, toàn bộ không gian thủy cung chìm trong bóng tối tĩnh lặng. Ban đầu, họ tưởng chỉ là một vấn đề kỹ thuật thông thường. Tuy nhiên, hiện tượng này lại tái diễn liên tục nhiều ngày mà không lý do rõ ràng. Để tìm hiểu sự thật, một số nhân viên quyết định qua đêm tại thủy cung với hy vọng "bắt quả tang" thủ phạm. Nhưng suốt đêm đó đã chẳng hề xảy ra bất cứ hiện tượng gì.

Và rồi một buổi sáng, họ đã phát hiện ra "thủ phạm" chính là Otto – chú bạch tuộc chỉ mới 6 tháng tuổi. Otto đã tự tìm cách trèo lên mép bể, phun nước vào ngọn đèn phía trên bể của mình, làm hỏng toàn bộ hệ thống chiếu sáng. Không rõ nó làm điều này vì lý do gì, nhưng có lẽ vì Otto cảm thấy khó chịu hoặc đơn giản là buồn chán. Sự tinh quái của chú bạch tuộc nhỏ đã khiến các nhân viên bật cười, nhưng đồng thời cũng gợi lên câu hỏi lớn về ý thức và tri giác của các sinh vật sống trong tự nhiên.

Những tiến bộ trong y sinh học và AI đang buộc chúng ta phải xem xét lại bản chất của tri giác!- Ảnh 2.

Tri giác: Ranh giới mong manh giữa phản xạ và suy nghĩ

Hành động của Otto đã làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận về khái niệm tri giác – khả năng cảm nhận và phản ứng với môi trường theo cách có ý thức. Liệu Otto có chỉ đang thực hiện một hành vi ngẫu nhiên, hay đây là biểu hiện của một loại "trí tuệ" vượt xa khả năng phản xạ cơ bản của các loài động vật? Tiến sĩ Jonathan Birch, phó giáo sư tại Khoa Triết học, Logic và Phương pháp Khoa học của Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, cho rằng "tri giác không chỉ là phản ứng với kích thích". Ông chỉ ra rằng các trải nghiệm cảm xúc như vui vẻ, đau khổ, hay thậm chí là buồn chán, có thể có ý nghĩa đạo đức và là những biểu hiện của một ý thức phức tạp hơn.

Theo Birch, khả năng cảm nhận đau đớn hoặc khoái cảm là những đặc điểm thường thấy ở các sinh vật có ý thức. Tuy nhiên, khi xét đến các trạng thái tinh thần khác như lo lắng, vui vẻ hay sợ hãi, tri giác trở thành một khái niệm phức tạp hơn. "Đây đều là những kinh nghiệm có ý nghĩa đạo đức", Birch nhấn mạnh. Chính vì vậy, hành vi tinh quái của Otto đã đặt ra câu hỏi liệu bạch tuộc có thể là những cá thể có tri giác, có khả năng trải nghiệm và cảm nhận theo cách mà chúng ta khó lòng hiểu hết.

Những tiến bộ trong y sinh học và AI đang buộc chúng ta phải xem xét lại bản chất của tri giác!- Ảnh 3.

Trên thực tế, không khó để chúng ta cảm nhận rằng các loài động vật có vú lớn như tinh tinh, chó, hay mèo là những sinh vật có khả năng yêu thương, đồng cảm, và cảm nhận đau đớn mạnh mẽ. Nhưng khi tiếp cận những loài không xương sống như bạch tuộc, câu chuyện sẽ trở nên phức tạp hơn. Não bạch tuộc, tuy rất khác biệt so với các loài động vật có xương sống, nhưng nó vẫn được cho là có khả năng nhận thức cao. Chúng sở hữu thùy dọc – một phần não bộ giúp bạch tuộc học hỏi, ghi nhớ và giải quyết vấn đề, những khả năng thường liên quan đến vỏ não ở loài người.

Đáng chú ý, phần lớn tế bào thần kinh của bạch tuộc không nằm ở não mà phân bố khắp tám xúc tu, cho phép mỗi xúc tu hoạt động gần như độc lập. Các tế bào thần kinh trong xúc tu có khả năng phối hợp mà không cần đầu vào từ não trung tâm. Mạng lưới thần kinh này giúp bạch tuộc cảm nhận môi trường, xử lý thông tin và thậm chí thực hiện các thao tác phức tạp. Vậy làm thế nào để chúng ta hiểu cách bạch tuộc, hoặc các sinh vật có cấu trúc thần kinh khác biệt, trải nghiệm thế giới?

Những tiến bộ trong y sinh học và AI đang buộc chúng ta phải xem xét lại bản chất của tri giác!- Ảnh 4.

Tri giác có thể được xây dựng khác biệt ở các loài sinh vật khác nhau

"Khi đối mặt với bạch tuộc, một loài sinh vật tiến hóa cách chúng ta 500 triệu năm, chúng thực sự khác xa chúng ta", Birch lý giải. Não bộ của bạch tuộc tiến hóa theo cách rất khác biệt, nhưng vẫn có khả năng tạo ra những hình thái tri giác của riêng chúng, giống như cách mà mắt của chúng tiến hóa theo hướng khác biệt. Vậy tri giác ở bạch tuộc là gì? Birch cho rằng, mặc dù chúng ta chưa hiểu hết cách bạch tuộc cảm nhận những trạng thái như "đau" hoặc "niềm vui", nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không có khả năng này. Chính vì sự khác biệt về mặt cấu trúc não bộ, chúng ta cần cẩn trọng khi đưa ra các giả định về tri giác của động vật khác loài với con người.

Tri giác không phải là "khả năng" chỉ thuộc về cấu trúc não bộ. Birch chỉ ra rằng, một số người cho rằng vỏ não mới – phần não phát triển gần đây nhất của con người, chịu trách nhiệm cho các chức năng nhận thức cao hơn như ngôn ngữ, cảm xúc và đặc điểm tính cách – chính là nơi tạo ra ý thức. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng điều này có thể chỉ là một mảnh ghép trong toàn bộ bức tranh về ý thức. Các nhà lý thuyết đã lập luận rằng vỏ não mới có thể chỉ đóng vai trò bổ sung, làm phong phú thêm trải nghiệm của chúng ta chứ không hẳn là trung tâm của ý thức.

Những tiến bộ trong y sinh học và AI đang buộc chúng ta phải xem xét lại bản chất của tri giác!- Ảnh 5.

Những phát hiện mới về tri giác ở động vật giáp xác

Trong một báo cáo năm 2021 của Birch cùng nhóm nghiên cứu, ông đã đưa ra các phân tích sâu về khả năng tri giác ở các loài động vật chân đầu (bạch tuộc, mực nang) và động vật giáp xác (cua, tôm hùm). Các nghiên cứu chỉ ra rằng những loài này có thể có những dạng tri giác riêng, và báo cáo này đã ảnh hưởng đến chính sách phúc lợi động vật của Anh. Chính phủ đã sửa đổi Đạo luật Phúc lợi Động vật năm 2006 để bao gồm bạch tuộc, cua và tôm hùm. Đây là một bước tiến lớn trong việc công nhận rằng tri giác có thể không giới hạn ở các loài động vật mà chúng ta thường cho là thông minh hoặc có xương sống.

Birch cũng khẳng định rằng việc chứng minh tri giác là một vấn đề đầy thách thức. Chúng ta vẫn chưa nắm rõ cách bộ não con người tạo ra ý thức, chứ chưa nói đến những dạng sống với cấu trúc thần kinh hoàn toàn khác biệt.

Tri giác ở trí tuệ nhân tạo

Không chỉ ở động vật, câu hỏi về tri giác cũng được đặt ra khi nhân loại tiếp tục phát triển trí tuệ nhân tạo (AI). Một số mô hình ngôn ngữ hiện đại như ChatGPT đã đạt đến mức độ hiểu biết ngôn ngữ mà nhiều người có thể liên tưởng đến ý thức. René Descartes từng cho rằng ngôn ngữ là dấu hiệu của suy nghĩ, nhưng các hệ thống AI hiện đại đã làm lung lay quan điểm này. Birch cho biết chúng ta cần phải cẩn trọng trong việc xác định tri giác ở các hệ thống AI, vì không thể áp dụng các tiêu chuẩn tri giác của động vật với AI – một hệ thống không có bộ não sinh học.

Những tiến bộ trong y sinh học và AI đang buộc chúng ta phải xem xét lại bản chất của tri giác!- Ảnh 6.

Trong cuốn sách The Edge of Sentience: Risk and Precaution in Humans, Other Animals and AI , Birch nhấn mạnh rằng chúng ta cần xây dựng một cách tiếp cận dựa trên bằng chứng để nghiên cứu tri giác trước khi quá muộn. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, từ động vật không xương sống cho đến trí tuệ nhân tạo, những câu hỏi về tri giác sẽ ngày càng trở nên phức tạp hơn. Birch khuyến cáo rằng, trong khi khoa học về ý thức chưa đủ trưởng thành để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tiếp cận nó với sự cẩn trọng tối đa.

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Hai năm sau khi được vinh danh với Giải Đặc biệt VinFuture mùa thứ 2, công trình nghiên cứu về protein tiếp tục mang về giải Nobel Hóa học 2024 cho TS. Demis Hassabis và TS. John Jumper.
3 tuần trước - Sáng ngày 1/10/2024 , Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đã tổ chức Lễ Khai mạc Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 và  (Innovate Viet Nam 2024).
2 tuần trước - Nhà tiên tri vĩ đại người Pháp Nostradamus đã dự báo những vấn đề lớn nào trong năm 2025?
1 tháng trước - Đây là một bước ngoặt đáng ngạc nhiên đối với ngành công nghiệp AI của Trung Quốc, vốn được nhiều người cho là đã bị ảnh hưởng bởi các hạn chế về chất bán dẫn và sức mạnh tính toán.
1 tháng trước - Zhuang Yanfang chưa bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó bà sẽ bắt nhịp cho các ông bà cụ ở độ tuổi bát tuần hát những giai điệu yêu nước xưa, tại chính nơi bà từng ngân nga bài hát thiếu nhi với những đứa trẻ mới biết đi.
Xem tin bài khác
23 phút trước - Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét, thông qua Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) theo quy trình 1 kỳ họp, kịp thời thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các chủ trương, chính sách về phát triển bền vững lĩnh vực điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng...
35 phút trước - Lịch sử thế giới đã chứng minh, cơ cấu dân số vàng là điều kiện quan trọng để một quốc gia nhược tiểu bứt phá thành một cường quốc. Với hơn 100 triệu người, trong đó tỷ lệ dân số trẻ lên đến 21% trong độ tuổi từ 10 - 24, cao nhất trong...
45 phút trước - Đó là khẳng định của ông Đỗ Thanh Bình - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang tại buổi làm việc của đoàn công tác Tỉnh uỷ, UBND tỉnh với Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) về tình hình cung cấp điện và công tác đầu tư...
45 phút trước - Lướt trên những tán rừng xanh mướt, đắm chìm trong khung cảnh hoang sơ của núi rừng và mây trời miền biên viễn Tây Nam, cáp treo núi Cấm sẽ đưa du khách đến một hành trình chinh phục "nóc nhà" miền Tây với vô vàn điều thú vị.
45 phút trước - Cựu chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs cho rằng Trung Quốc và Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra đồng tiền chung BRICS.