ttth247.com

Nợ công an toàn, Việt Nam đang vay nợ ở đâu?

Chính phủ vừa có báo cáo Quốc hội về tình hình nợ công năm 2024 và dự kiến năm 2025.

Theo đó, trên cơ sở ước thực hiện vay, trả nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia năm 2024, dự kiến các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2024 nằm trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn đã được Quốc hội quyết định.

Các chỉ tiêu nợ nằm trong giới hạn và ngưỡng an toàn

Cụ thể, ước thực hiện nợ công/GDP là 36-37%, nợ Chính phủ/GDP là 33-34%. Dư nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP đến cuối năm 2024 dự kiến ở mức khoảng 32-33% GDP (mức trần theo quy định của Quốc hội là 50% GDP).

Tỉ lệ nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ năm 2024 (không bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc ngắn hạn dưới 12 tháng) dự kiến ở mức khoảng 8-9%, trong giới hạn được Quốc hội cho phép là 25%.

Theo báo cáo, các khoản nợ này được vay chủ yếu từ nguồn trong nước. Tỉ lệ nắm giữ trái phiếu Chính phủ của khối công ty bảo hiểm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các quỹ đầu tư, công ty tài chính đạt khoảng 62,5% tổng dư nợ. Còn lại là các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và các nhà đầu tư khác.

Các chủ nợ nước ngoài chủ yếu là các đối tác phát triển song phương và đa phương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á.

Tỉ trọng nợ bằng đồng nội tệ chiếm phần lớn trong danh mục nợ Chính phủ, ước khoảng 71,3% đến cuối năm 2023.

Nợ bằng ngoại tệ chủ yếu vẫn là đồng USD (khoảng 12,5%), JPY (khoảng 8,2%) và EUR (khoảng 4,4%), các đồng tiền khác chiếm khoảng 3,7%.

Năm nay, trên cơ sở tổng mức vay của ngân sách trung ương được Quốc hội quyết định, Thủ tướng đã giao ước huy động vốn vay cả năm 2024 đạt 670.679 tỉ đồng.

Trong đó vay cho cân đối ngân sách trung ương là 659.934 tỉ đồng, vay về cho vay lại là 10.745 tỉ đồng.

Các khoản này sẽ gồm, vay trong nước dự kiến ở mức 639.399 tỉ đồng (bằng khoảng 95% kế hoạch). Trong đó chủ yếu thông qua phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn 11 năm, lãi suất bình quân 3%/năm, giảm 0,21 điểm phần trăm so với năm 2023.

Vay ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài ước đạt 31.280 tỉ đồng. Trong đó vay về cho vay lại ước đạt 10.745 tỉ đồng. Các khoản vay nước ngoài chủ yếu là vay ODA, vay ưu đãi của Chính phủ.

Đây là các khoản đã ký với kỳ hạn dài, lãi suất thấp (bình quân 1,9%/năm), từ các nhà tài trợ đa phương và song phương. Gồm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Chính phủ Nhật Bản, Chính phủ Hàn Quốc, AFD (Pháp).

Cơ cấu nợ công tích cực hơn, giảm rủi ro vay nước ngoài

Việc trả nợ của Chính phủ năm 2024 được thực hiện đầy đủ theo cam kết, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chỉ tiêu nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ trên khoản thu ngân sách là 21-22%.

Chính phủ đánh giá, việc quản lý nợ công đã được triển khai thực hiện bám sát nghị quyết của Quốc hội.

Việc này đảm bảo mục tiêu, chỉ tiêu về an toàn nợ công, tổng mức vay, trả nợ của ngân sách, hạn mức bảo lãnh Chính phủ và vay về cho vay lại vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài trong giới hạn cho phép.

Về cơ bản, việc quản lý nợ công đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho đầu tư phát triển, đồng thời đảm bảo các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2024 trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn đã được Quốc hội phê duyệt, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Cơ cấu nợ Chính phủ đến cuối năm 2024 tiếp tục được cải thiện theo hướng tích cực. Nợ được Chính phủ bảo lãnh tiếp tục được quản lý chặt chẽ, tỉ trọng giảm, từ mức 3,8% GDP năm 2021 xuống còn ở mức khoảng 2-3% GDP năm 2024.

Về xếp hạng tín nhiệm quốc gia, đến tháng 8-2024, S&P, Fitch và Moody’s tiếp tục giữ xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam.

Theo đó xếp hạng do tổ chức S&P, Fitch đánh giá đều ở mức BB+, tổ chức Moody’s đánh giá ở mức Ba2, triển vọng ổn định.

Đặc biệt là nợ Chính phủ ổn định và thấp hơn nhiều so với các quốc gia có cùng xếp hạng (34% so với mức trung bình BB là 53%).

Chiến lược quản lý nợ chủ động giúp làm giảm thiểu rủi ro thanh khoản của Chính phủ. Vị thế nợ được cải thiện, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn huy động bên ngoài, tỉ trọng nợ bằng ngoại tệ giảm dần giúp giảm rủi ro tỉ giá.

Tuy nhiên, Chính phủ nhìn nhận tiến độ đàm phán, ký kết thỏa thuận vay nước ngoài của Chính phủ chậm hơn. Chi phí vay nước ngoài hiện đang cao hơn so với chi phí vay bình quân trong nước và tiềm ẩn các rủi ro về biến động tỉ giá. Giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn ngoài nước đạt thấp…

Các nguyên nhân được lý giải là do các vướng mắc liên quan đến đầu tư công, đấu thầu vẫn chưa được xử lý triệt để; vướng mắc về pháp luật nên việc thực hiện thỏa thuận vay vốn không kịp tiến độ…

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Nguồn lực tài chính, nhân lực và năng lực công nghệ đều đã sẵn sàng, đường sắt cao tốc Bắc - Nam đang đứng trước thời cơ "vàng" để hiện thực hóa "giấc mơ" công trình thế kỷ.
4 ngày trước - Tổng nhu cầu vay của Chính phủ năm 2025 dự kiến là 815.238 tỉ đồng, tăng 20,6% so với kế hoạch năm 2024.
1 tháng trước - Có đường sắt tốc độ cao là khát khao chính đáng mà bất cứ quốc gia, người dân nào cũng mong muốn để hạ tầng giao thông vượt lên một tầm cao mới; hiện đại, văn minh, đáp ứng nhu cầu của người dân và nền kinh tế.
1 tháng trước - Ông Dominic Scriven, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Dragon Capital Việt Nam – Quỹ đầu tư lâu đời nhất và lớn nhất tại Việt Nam, đến talk show The Investors với bộ vest xanh lịch lãm và mái tóc buộc kiểu đuôi ngựa rất đặc trưng. Điểm thú vị...
1 tháng trước - Vợ ông Nguyễn Thiện Tuấn nhận thừa kế cổ phiếu 450 tỷ đồng; thực hư công nhân rời nhà máy lúc mưa bão; lãi suất cho vay giảm mạnh sau cơn bão số 3.. là những thông tin kinh tế đáng chú ý tuần qua.
Xem tin bài khác
5 phút trước - Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký văn bản giao cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM.
5 phút trước - Thông tin TP.HCM dự kiến sẽ thẩm định 22 dự án trong quý 4, thu về khoảng 25.483 tỉ đồng khiến thị trường nhớ lại còn hàng trăm dự án trên cả nước không thể tính tiền sử dụng đất khiến người mua nhà không được cấp sổ đỏ, phải mòn mỏi chờ...
5 phút trước - Lượng kiều hối về TP.HCM từ đầu năm đến nay đã tăng vọt và dự báo cả nước cũng sẽ có một năm bội thu.
5 phút trước - Chưa được ban hành nhưng dự thảo cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ luôn "nóng" với đề xuất chỉ có EVN là bên mua duy nhất nguồn điện dư từ nguồn này. Thế nhưng theo các chuyên gia, đây là điều...
5 phút trước - Điện tăng nhưng bù lại giá xăng giảm, cùng nhiều chương trình giảm giá kích cầu tiêu dùng làm nhẹ đi nỗi lo cho người tiêu dùng.