ttth247.com

Nữ sinh Đà Lạt đi học buổi nào cũng lượm về cả bao ve chai: 'Có gì đâu xấu hổ'

Nguyễn Thị Thúy (18 tuổi, P.9, Đà Lạt) sinh ra tại Đà Lạt 2 năm sau khi bố mẹ cô rời Thanh Hóa đến Đà Lạt kiếm sống. Đà Lạt đẹp nhưng không dễ dàng với đôi vợ chồng chỉ có bàn tay trắng, không nghề, không đất đai. 20 năm sau, bố mẹ Thúy vẫn nghèo.

Vừa học vừa kiếm tiền thì có gì xấu hổ 

Thúy nhỏ như một cái kẹo. Con nhà nghèo nên cô không còn cảm giác với những khó khăn đeo đuổi hàng ngày. 12 năm liền cô là học sinh giỏi trong sự ngưỡng mộ của bè bạn. Rời sách vở, cô theo mẹ đi nhặt chai bao (ve chai - PV), đi mót rau ở những khu vườn đã thu hoạch hoặc rau dại mọc trên đất bỏ hoang để mang ra chợ bán. 

Bà Bùi Thị Liên (45 tuổi, mẹ Thúy) bảo: “Nghe người ta xúi nghỉ học đi phụ làm vườn để sớm có tiền. Nó nói với tôi, con phụ mẹ kiếm tiền là được, sao phải bỏ học mẹ ha”. 

Ông Nguyễn Quốc Văn (44 tuổi, bố Thúy) kể: “Nó đi nhặt ve chai quanh trường. Tôi thấy xót quá. Nó hồn nhiên bảo gần trường có nhiều chai lọ để nhặt. Sẽ xong sớm để kịp học bài vào lớp. Nó không thấy xấu hổ, nhặt đầy cả bao, kéo vào một bụi cây gần trường bỏ đó.

Vợ tôi đến đón con thì đón luôn cả túi chai bao. Hai mẹ con mang ra vựa bán xong mới về. Ngày đi học hôm sau, con bé lại mang một cái bao cước to hơn người nó đến trường”. 

Thúy nghe bố kể thì cười: “Làm vậy là tiện mà bố. Con vừa đi học vừa kiếm tiền có sao mà xấu hổ”. 

Sau khi đủ tiền nhập học, Thúy không đi mót rau hay nhặt chai bao nữa. Cô chuyển sang dạy kèm. Vừa có tiền lo học phí cho hai em nhỏ, vừa tiện việc học. 

Một tay Thúy chăm mẹ, dạy em, hay cười  

Bà Trương Thị Liên (P.9, Đà Lạt) là người ở trong xóm nơi gia đình Thúy ngụ cư cho biết: "Từ lúc mẹ của Thúy bị bệnh, cháu thay mẹ làm mẹ của các em. Một tay Thúy chăm mẹ, dạy em, rồi ra chợ bán rau. Nó lui cui mà thương. Con nhỏ đó lúc nào cũng cười, không biết cực là gì".

Bà Liên là người đã cho gia đình Thúy mượn khoảnh đất nhỏ để trồng su hào, rau dền kiếm thêm thu nhập trong hơn một năm qua.

Thúy cảm nhận được sự bế tắc trong hành trình thoát nghèo của bố mẹ. Làm con, Thúy không thể nói được rằng: con sẽ giúp bố mẹ thoát nghèo. Nhưng trong thư gửi đến chương trình Tiếp sức đến trường, Thúy bộc bạch: “Con muốn cùng các em đưa gia đình mình thoát nghèo, sẽ không còn ở trọ, sẽ không còn cảnh bố đôn đáo chạy tiền cho mẹ uống thuốc… Gia đình mình sẽ có nhà sau bao nhiêu năm bố mẹ tha hương cầu thực”.

Khi báo Tuổi Trẻ thông báo được nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024, Thúy mừng muốn khóc. Cô bảo: “Từ khi làm hồ sơ gửi chương trình, tôi chờ từng ngày để nhận tin từ ban tổ chức. Đoạn tới đây tôi và các em sẽ đỡ lo tiền học phí. Tiền kiếm được để mẹ uống thuốc”.

Thúy bảo: "Coi như mình mượn tiền của Tiếp sức đến trường đi học. Sau này đi làm, mình sẽ gửi lại để chương trình chăm sóc cho các bạn trẻ khác có hoàn cảnh giống mình lúc này". 

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
14 giờ trước - Nước mắt đã rơi nhiều tại lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường 5 tỉnh Tây Nguyên tại Đà Lạt. Có SV bị ung thư quyết tâm giành giật tính mạng, có SV không cha mẹ quyết tâm bán bánh bột lọc ở trường để kiếm sống
15 giờ trước - Sáng 27-10, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai, Kon Tum tổ chức lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường dành cho 90 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 5 tỉnh này.
1 tháng trước - Chỉ còn ít ngày là phải ra Hà Nội làm thủ tục đăng ký nhập học, Nguyễn Diệu Thúy vẫn miệt mài chăm sóc vườn rau, chăm nom người mẹ đau ốm và lo từng bữa ăn cho các em, cũng chưa biết tiền đâu để đóng học phí.
2 ngày trước - Nhiều nữ sinh viên cùng câu chuyện diệu kỳ của các bạn đã lấy đi bao nước mắt của không ít người có mặt tại lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường 2024 tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) sáng 24-10.
2 tuần trước - Tân sinh viên Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng từng ngồi ôm mẹ khóc ở hành lang bệnh viện: ‘Con phải nghỉ học thôi mẹ, kiếm việc gì đó làm rồi sau này nếu có tiền thì sẽ thi lại’.
Xem tin bài khác
46 phút trước - Nam sinh Lục Duy Mạnh (trường THPT Chợ Đồn, Bắc Kạn) càng chơi càng hay, tận dụng tốt các cơ hội có được để củng cố vị trí dẫn đầu đoàn đua và giành được vòng nguyệt quế trận tuần thứ 2 của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25.
1 giờ trước - Đà Nẵng- Chiều cuối tháng, anh Trần Thanh Thuấn chạy xe máy hơn 7 km từ bệnh viện về nhà thắp hương lên bàn thờ vợ như một thói quen gần năm qua.
2 giờ trước - Tối 27.10, tại Hà Nội, T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức Lễ tuyên dương 10 gia đình trẻ tiêu biểu năm 2024 trong Ngày hội ' Gia đình trẻ hạnh phúc 2024'.
4 giờ trước - Nhóm sinh viên Trường đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM đã chế tạo robot y tá với tên gọi Florence. Robot mang theo niềm hy vọng giảm tải cho y tá trong bệnh viện ở những khâu đơn giản.
5 giờ trước - Hầu như trong mọi bức ảnh được đăng tải, nàng hot girl xứ Hàn này đều cố tình khoe vòng 3 ngoại cỡ, thu hút mọi ánh nhìn.