ttth247.com

Nứt mắt cá chân có thể chạy bộ lại không?

Tôi bị chấn thương gây nứt vỡ mắt cá chân, đã điều trị được hai tháng. Bao giờ tôi có thể chạy bộ trở lại, chấn thương có nguy cơ tái phát không? (Minh Nam, Hà Nội)

Trả lời:

Chấn thương nứt vỡ mắt cá chân thường liên quan đến các tổn thương dây chằng vùng cổ chân, gây ra các triệu chứng như sưng, đau, giảm phạm vi chuyển động và làm suy yếu sức mạnh của vùng cổ chân. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng, khiến người bệnh cần phải hạn chế vận động một khoảng thời gian. Khi phải bó bột hoặc cố định, cổ chân trở nên yếu và các cơ xung quanh có xu hướng bị căng cứng, teo cơ do thiếu hoạt động.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách tập đi bộ với sự hỗ trợ của xe tập đi hoặc nạng để giảm áp lực lên vùng chấn thương. Điều này giúp bạn từ từ tái tạo phạm vi chuyển động và sức mạnh mà không gây căng thẳng quá mức lên xương chưa hoàn toàn hồi phục.

Sau khi mắt cá chân đã lành cơ bản, bạn có thể bắt đầu chương trình tập vật lý trị liệu nhằm cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt. Các bài tập này bao gồm kéo căng, tăng cường cơ và luyện tập thăng bằng để đảm bảo mắt cá chân có khả năng hỗ trợ hoạt động chạy bộ trở lại. Sự tham gia của chuyên gia vật lý trị liệu rất quan trọng để đảm bảo quá trình hồi phục của người bệnh đúng cách, tránh chấn thương tái phát.

Thông thường, bạn có thể bắt đầu chạy bộ sau 3-4 tháng, khi xương đã lành lại và phạm vi chuyển động cùng với sức mạnh của mắt cá chân gần như trở lại bình thường. Tuy nhiên, quá trình này phải từ từ. Đầu tiên, bạn có thể bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, sau đó tăng dần cường độ và quãng đường chạy.

Sau 6-9 tháng, nhiều người có thể quay lại chạy bộ mà không gặp vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, mỗi người có thời gian hồi phục khác nhau tùy thuộc vào mức độ chấn thương, có phẫu thuật hay không và hiệu quả của chương trình phục hồi chức năng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể không bao giờ lấy lại hoàn toàn khả năng vận động hoặc sức mạnh của mắt cá chân để chạy bộ như trước.

Bạn nên đến bệnh viện tái khám định kỳ để bác sĩ đánh giá sự hồi phục. Bác sĩ chấn thương chỉnh hình hoặc vật lý trị liệu sẽ kiểm tra mức độ liền xương, phạm vi chuyển động, sức mạnh và khả năng giữ thăng bằng của cổ chân. Từ đó, bác sĩ tư vấn cho bạn thời điểm quay lại chạy bộ an toàn và phù hợp với tình trạng hiện tại. Bạn cần kiên nhẫn và tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn y tế, từ việc luyện tập phục hồi cho đến kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn trước khi chạy bộ.

ThS.BS Hồ Đức Lộc
Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình
Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt vị phản chiếu tương ứng toàn bộ các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, sự bất thường ở bàn chân cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ quan nào đó của cơ thể bị bệnh.
3 tuần trước - 'Nghiên cứu mới đầy hứa hẹn vừa được công bố trên tạp chí y khoa JAMA Oncology, đã phát hiện ra rằng chăm sóc răng miệng tốt có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài...
3 tuần trước - Chế độ ăn uống không cân bằng dinh dưỡng khiến người phụ nữ này thiếu máu nặng. Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng...
1 tháng trước - TP HCM- Chị Hoài, 42 tuổi, chân khập khiễng suốt 17 năm do ung thư tuyến giáp di căn phá hủy phần lớn xương đùi, nay được phẫu thuật thay khớp, đi lại bình thường.
1 tuần trước - TP HCM- Ba khối bướu máu dính liền nhau ở ống sống và cơ thắt lưng chậu, chèn ép dây thần kinh khiến Linh, 15 tuổi, liệt hai chân.
Xem tin bài khác
42 phút trước - Cuộc sống là một bức tranh ghép tuyệt đẹp của những khoảnh khắc vui vẻ, buồn bã, yêu thương và mất mát. Và những trải nghiệm buồn có thể để lại những vết sẹo rất lâu sau khi vết thương đã lành.
49 phút trước - Singapore- Bác sĩ Wong đột quỵ khi chơi tennis ở chung cư, song may mắn sống sót vì được ba đồng nghiệp cấp cứu kịp thời.
49 phút trước - Hơn 30.000 người tại Nhật Bản đã tử vong vì Covid-19 trong vòng 12 tháng, tính từ tháng 5/2023, sau khi chính phủ gỡ bỏ hầu hết hướng dẫn phòng dịch.
52 phút trước - Bắt đầu từ các triệu chứng cồn cào trong dạ dày hay đau thượng vị, sau rất nhiều lần nội soi và chẩn đoán, cuối cùng các bác sĩ mới tìm ra căn bệnh rất hiếm gặp trên người bệnh.
1 giờ trước - Với tác dụng dưỡng huyết, ích tỳ, bổ can thận, mạnh gân cốt, nếu biết cách chế biến lươn là vị thuốc tốt dùng chữa nhiều bệnh và bồi bổ cơ thể.