ttth247.com

Phòng chống đuối nước, biết bơi liệu đã đủ?

Thiếu kỹ năng cấp cứu, phòng chống đuối nước

Thời gian qua, không ít vụ việc trẻ tử vong do đuối nước khiến nhiều người không khỏi xót xa. Ngoài việc trẻ không biết bơi dẫn đến đuối nước, việc nhiều người thiếu kỹ năng cấp cứu cũng là nguyên nhân khiến trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch, thậm chí tử vong.

Chỉ trong 1 tuần đầu tháng 7, Bệnh viện Nhi trung ương đã tiếp nhận 3 ca đuối nước nguy kịch, trong đó có 2 trẻ tử vong. Cả 3 trẻ đều được gia đình sơ cấp cứu ban đầu sai cách bằng dốc ngược chạy.

Điển hình trường hợp trẻ nam 5 tuổi (ở Hải Dương),bị đuối nước tại bể bơi resort khi gia đình đi du lịch. Khi được vớt lên, tuy trẻ đã trong tình trạng tím tái, không thở, nhưng thay bằng được thổi ngạt và ép tim ngay, trẻ lại được vác dốc ngược chạy quanh trong vài phút rồi mới được sơ cấp cứu.

Thời gian trẻ có tim trở lại từ lúc được cấp cứu đến khi vào cơ sở y tế ban đầu khoảng 30 phút, sau đó trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi trung ương. Tại bệnh viện, trẻ đã tử vong sau một ngày vào viện. Nguyên nhân tử vong là do tình trạng tổn thương não không hồi phục, suy đa cơ quan do tình trạng thiếu ô xy kéo dài.

Ngoài việc cấp cứu sai cách khi trẻ bị đuối nước thì thiếu kỹ năng trong cứu người bị đuối nước cũng là nguyên nhân khiến trẻ tử vong. Không ít trường hợp người dân, trẻ em lao xuống sông, suối cứu bạn bị đuối nước rồi tử vong sau đó.

Mới đây, tại tỉnh Nghệ An trong lúc ra sông tắm, thấy em bị đuối nước, người anh đã lao ra để cứu em gái nhưng bất thành khiến cả 2 bị nước cuốn ra giữa dòng sông rồi chết thương tâm.

Nỗ lực giảm tỉ lệ trẻ tử vong do đuối nước

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đặng Hoa Nam - cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - chia sẻ mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm tỉ lệ trẻ em tử vong do đuối nước, với mức giảm trung bình 3-5% mỗi năm (tương đương khoảng 100 trẻ được cứu sống). 

Tình hình vẫn còn diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ gia tăng nếu không duy trì các giải pháp và mô hình phòng ngừa hiệu quả.

Theo ông Nam, phòng chống đuối nước bên cạnh việc dạy bơi cho trẻ, cần dạy trẻ những kỹ năng an toàn trong môi trường nước, phổ cập kiến thức về cấp cứu trẻ đuối nước.

"Dạy trẻ tránh xa những khu vực có nguy cơ đuối nước như ao, hồ, sông, suối… Khi phát hiện người đuối nước hãy hô hoán và dùng cây sào, phao, dây... để họ bám và kéo vào bờ. Không nhảy xuống nước cứu người khi không biết bơi và không có kỹ năng cứu đuối nước. Trang bị kiến thức sơ cứu ban đầu cho người bị đuối nước…

Không ít cái chết thương tâm khi cứu người đuối nước, vì vậy đây là những kiến thức rất cần thiết", ông Nam nói.

Ông Nam cho rằng để làm được việc này cần có sự vào cuộc của nhiều cơ quan, bộ ngành, huy động nguồn lực từ xã hội. Qua khảo sát, đánh giá của các bộ ngành, dạy bơitrong trường học là mô hình lý tưởng và an toàn nhất. Để đặt những bể bơi trong trường học cần có thêm các chính sách ưu tiên về đất đai, xã hội hóa.

Là một trong những quỹ từ thiện đóng góp nguồn lực cho chương trình phòng chống đuối nước tại Việt Nam, bà Kelly Larson - giám đốc Chương trình Phòng chống thương tích Quỹ từ thiện Bloomberg - đánh giá Việt Nam là quốc gia đi đầu trong công tác phòng chống đuối nước.

"Khi quỹ bắt đầu chương trình vào năm 2018, mục tiêu của chúng tôi là triển khai các lớp học bơi cho 50.000 trẻ em thông qua sự hợp tác giữa Quỹ từ thiện Bloomberg và Chính phủ Việt Nam.

Đến nay, đã có 30.000 trẻ em được học bơi miễn phí, mục tiêu đó đã gần đạt được. Chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam tiếp tục trong "cuộc chiến" phòng chống đuối nước ở trẻ em", bà Kelly Larson nói.

Bà Agarwal Vandana Shah, phó chủ tịch về tăng cường hệ thống y tế, Tổ chức CTFK/GHAI tại Hoa Kỳ, cho rằng phòng chống đuối nước không thể chỉ là can thiệp từ chính phủ mà cần sự chung tay của nhiều bộ ngành và cộng đồng, trong đó đặc biệt là nhà trường, phụ huynh.

Vì vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhà trường, gia đình trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ trước các nguy cơ đuối nước, đồng thời tạo điều kiện để trẻ tham gia các lớp học bơi sinh tồn.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 ngày trước - Sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, chất thải trôi theo dòng nước vẫn đang tiếp tục gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Nắng nóng là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và vật trung gian truyền bệnh sinh sôi.
3 tuần trước - Bệnh viện Nhi đồng 1 gần đây tiếp nhận 368 ca sởi, gặp khó khăn khi không có thuốc cấp cứu trẻ bệnh nặng, phải dùng loại khác thay thế với hiệu quả thấp hơn.
1 tháng trước - Uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua mọi loại vết thương hở, gây co cứng cơ, tỷ lệ tử vong 25-90% khi phát bệnh.
1 tháng trước - "Đã đến lúc hành động" là chủ đề của Ngày phòng chống viêm gan thế giới 28.7 năm nay. Chủ đề do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lựa chọn, nhằm nâng cao nhận thức về viêm gan do vi rút, có thể gây bệnh gan nghiêm trọng và ung thư.
2 tuần trước - Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra, bệnh có tốc độ lây lan nhanh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vắc xin ngừa sởi.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
4 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
4 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.