ttth247.com

Phụ nữ Ấn Độ đi học làm thợ điện, lái xe

Manjulata Patel, 40 tuổi, đã nâng thu nhập lên gấp ba sau khi chuyển nghề từ y tá sang thợ điện ở TP Jabalpur, bang Madhya Pradesh.

Cô từng làm việc ở một bệnh viện nhỏ, lương 47 USD mỗi tháng. Manjulata Patel chỉ đủ khả năng thuê căn trọ tồi tàn với các thiết bị điện liên tục hư hỏng.

Thợ điện duy nhất mà cô có thể thuê lại là một người nát rượu, luôn tìm cách đụng chạm cơ thể. Cô thường phải gọi vài đứa trẻ trong khu phố đến bảo vệ mình mỗi khi anh ta đến sửa chữa.

"Tôi ước mình biết một nữ thợ điện để không gặp vấn đề này", Patel nói. Suy nghĩ trở thành thợ điện đã lóe lên trong cô. Patel đăng ký khóa học bốn tháng về kỹ thuật điện tử. Cô chuyển sang làm việc cho công ty cơ giới ở bang Madhya Pradesh, thu nhập 132 USD mỗi tháng.

Manjulata Patel sửa một chiếc quạt treo tường. Ảnh: Straitstimes.

Manjulata Patel sửa một chiếc quạt treo tường. Ảnh: Straitstimes.

Bước đột phá của Patel là nhờ đến Samaan Society, tổ chức phi chính phủ ở Ấn Độ, nhằm đào tạo phụ nữ trong các nghề không truyền thống.

Hàng nghìn phụ nữ được đào tạo thành tài xế taxi, thợ sửa xe máy, thợ điện, thợ xây, thợ ống nước, thay vì làm việc ở công ty may, giúp việc nhà như trước. Samaan Society muốn giúp họ tự tin phá vỡ các định kiến giới và trao quyền tài chính nhóm phụ nữ thu nhập thấp.

Ấn Độ chỉ có 37% phụ nữ trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) đang làm việc. Con số này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ toàn cầu là 53,8%. Điều này tạo ra lực lượng lao động mất cân bằng giới tính khá lớn.

Theo Trung tâm Giám sát kinh tế Ấn Độ năm 2023, quốc gia này chỉ có 38,2 triệu trong số 405,8 triệu người lao động là nữ. Ấn Độ đã gặp thách thức cho khi cố gắng tạo ra việc làm cho thanh niên, đặc biệt là phụ nữ.

Ông Rajendra Bandhu, người sáng lập Samaan Society, cho biết đàn ông thu nhập thấp thường có trình độ học vấn tương tự phụ nữ nhưng có thể đảm nhận các công việc kỹ thuật và kiếm nhiều hơn.

"Do đó, phụ nữ bị mắc kẹt với công việc lương thấp", ông nói. Họ đã giúp phụ nữ tự tin hơn trong việc thể hiện bản thân và có tiếng nói trong gia đình.

Nhưng định kiến vẫn còn tồn tại. Trước khi biết đến Samaan qua mạng xã hội, Patel đã xin học việc ở nhiều cửa hàng điện máy nhưng không được nhận. "Chúng tôi không dạy nghề cho phụ nữ", họ nói với Patel.

Usha Bharti lái xe ở TP Mirzapur, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.  Ảnh: Straitstimes

Usha Bharti lái xe ở TP Mirzapur, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Ảnh: Straitstimes

Ở TP Mirzapur, bang Uttar Pradesh, Usha Bharti, 32 tuổi, lại may mắn hơn. Cô được gia đình hỗ trợ đăng ký lớp học lái xe ba gác điện vào năm ngoái.

Cô nuôi ba đứa con với số tiền 232 USD kiếm được mỗi tháng, tương đương với chồng cùng nghề. Mỗi ngày, cô chạy quanh các con đường ở làng Rajpur Amghat, thuần thục né những ổ gà sâu.

Học lái xe không phải là thử thách với Usha Bharti nhưng cô đã một thời gian để quen với các ánh nhìn và sự châm chọc từ dân làng.

"Tôi chỉ cố gắng tập trung vào chính mình và điều khiển chiếc ba gác", cô nói. "Điều đó đã tăng lòng can đảm của tôi".

Cô hạnh phúc bởi tiền mình kiếm được. Hiện nay, có 110 phụ nữ từ nhóm thu nhập thấp ở quận Mirzapur đang lái xe ba gác điện mà họ đã mua bằng các khoản vay lãi suất thấp.

Ông Shrinivas Rao, trưởng đại diện Azad Foundation, tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở New Delhi, nói chế độ gia trưởng đã giới hạn tự do để người phụ nữ thực hiện các lựa chọn của mình.

"Việc bơi ngược dòng giúp họ mạnh mẽ", ông nói. "Sức mạnh này khiến họ tự tin hơn nhiều".

Ngọc Ngân (Theo Straitstimes)

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Ngày nhận tin trúng tuyển đại học, cô nữ sinh xứ Nghệ mồ côi cha lặng lẽ ra góc vườn nhà bật khóc. Bao nhiêu nỗi lo ùa về bởi chính bạn cũng không biết liệu mình có thể bước tiếp vào giảng đường hay không!
1 tháng trước - Ngày nhận tin trúng tuyển đại học, cô nữ sinh xứ Nghệ mồ côi cha lặng lẽ ra góc vườn nhà bật khóc. Bao nhiêu nỗi lo ùa về bởi chính bạn cũng không biết liệu mình có thể bước tiếp vào giảng đường hay không!
3 tuần trước - Không kể nắng mưa, sáng tối, nhận được điện thoại là ông Hà Văn Sằng ở bản Tân Hương, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, Thanh Hóa lại xách đồ nghề lên đường đỡ đẻ cho thai phụ.
1 tuần trước - Trong căn phòng ở TP Thành Đô, hơn chục phụ nữ đang chụm đầu cùng nhau học cách lắp ráp bảng mạch, đầu nối hệ thống điện.
1 tháng trước - Nhật Bản- 8 năm trước, một lần đi lễ nhà thờ Xuân Hạp tình cờ gặp mặt cô nữ sinh Yuria và anh không ngờ sẽ có ngày hỏi cưới cô chỉ với một thùng cam.
Xem tin bài khác
6 giờ trước - Trong lúc chạy lũ thấy vợ chần chừ, chồng tôi kéo tay giục giã: ‘Đi thôi em ơi, bám vào áo anh, còn người là còn của. Em với con còn sống thì anh mới làm lại được’”, chị Thoa chia sẻ.
7 giờ trước - Sau 1 thời gian nhá hàng bằng đoạn video ngắn, Mai Dora đã thả xích loạt ảnh diện bikini cực nóng bỏng.
8 giờ trước - Ngày 19-9, Trường đại học Nam Cần Thơ trao tặng cho đại diện báo Tuổi Trẻ số tiền của đoàn viên thanh niên nhà trường, đóng góp cho đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng của bão số 3.
9 giờ trước - Chiều 19.9, nhiều người ở TP.HCM vất vả di chuyển, lội nước qua đoạn đường ngập do triều cường. Nhiều người đã quá quen với cảnh này, các chủ quán hai bên đường bị ngập thở dài vì ế khách.
10 giờ trước - Hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân nghèo là một nghĩa cử đầy cao đẹp của đội ngũ y, bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.