ttth247.com

Phụ nữ Trung Quốc đổ xô học sửa điện

Trong căn phòng ở TP Thành Đô, hơn chục phụ nữ đang chụm đầu cùng nhau học cách lắp ráp bảng mạch, đầu nối hệ thống điện.

Khóa học của họ kéo dài 10 ngày nhằm trang bị kiến thức và kỹ thuật điện cơ bản, hiểu cách vận hành của máy móc công nghiệp, robot. Cuối khóa, học viên nhận được chứng chỉ thợ điện sơ cấp, giúp họ mở ra cơ hội làm việc trong ngành nghề lâu nay nam giới thống trị.

Khóa học được tổ chức bởi Li Xiaoxiao, cựu giám đốc một công ty quảng cáo, người đã chú ý đến số lượng nữ giới trong ngành kỹ thuật là rất ít.

Cô tạo ra Qiangji Women Workers là lớp đào tạo thợ điện chỉ dành cho phụ nữ. Nhiều người đăng ký tham gia bởi muốn phá vỡ định kiến "công việc máy móc, kỹ thuật, điện nước không dành cho nữ giới".

Lớp thông báo tuyển sinh từ tháng 4 nhận được số lượng phản hồi ngoài mong đợi. Bài đăng trên nền tảng Xiaohongshu thu hút 2.500 lượt thích và 250.000 người đăng ký. Buổi học đầu tiên được tổ chức vào tháng 6, hết chỗ trong vòng một ngày. Người tham gia được đào tạo sửa điện, vệ sinh thiết bị gia đình, học phí 40 USD mỗi buổi.

Sự quan tâm trên cũng phản ánh xu hướng phụ nữ độc thân ngày càng tăng ở Trung Quốc. Họ đang tìm kiếm các lớp kỹ thuật điện để tự xử lý vấn đề của mình.

Lớp học kỹ thuật điện ở TP Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: Sixth Tone

Lớp học kỹ thuật điện ở TP Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: Sixth Tone

Feng Yanran, 24 tuổi, làm việc trong tập đoàn công nghệ ở Thành Đô, nói từ lâu đã có hứng thú với kỹ thuật điện. Sau khi tốt nghiệp, Feng thuê một phòng trọ nhỏ không có giá đỡ, tủ quần áo hoặc các khung thép. Khi cô cầm mũi khoan và bắt đầu công việc, Feng nhận ra mình "có thể tạo ra thế giới riêng".

"Tôi học cách lắp đặt đèn, công tắc và thậm chí giúp bạn bè sửa chữa điện", cô nói. "Điều đó khiến tôi cảm thấy tự hào".

Nhưng mỗi khi đăng ký học sửa điện, cô lại nhận được lời từ chối thẳng thừng không nhận học viên nữ. Qiangji Women Workers đã cho Feng cơ hội khác.

Sau khóa học với 20 người, cô nghiêm túc muốn trở thành thợ điện. "Chúng tôi cảm thấy được tôn trọng", Feng giải thích. Các giáo viên khuyến khích họ bằng cách nêu bật thành tích của những công nhân nữ trong nhà máy.

Lớp của Feng không ít người muốn học để làm sạch điều hòa không khí, máy giặt và bếp. Họ không muốn trả giá quá cao cho dịch vụ đơn giản nhưng có thể tốn hàng trăm nhân dân tệ.

Tan Jiasun, 29 tuổi, là biên tập viên may mắn đăng ký được do một người hủy chỗ phút chót. Đến lớp, Tan được hướng dẫn vẽ sơ đồ mạch điện, bóc dây và kết nối chúng với các thiết bị. Mỗi học viên phải hoàn thành một mạch song song cho một đèn và một ổ cắm vào cuối buổi học.

"Nó hữu ích và thực tế với những phụ nữ sống một mình", cô nói.

Học viên sửa điện trong lớp học ở TP Thành Đô,  tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: Sixth Tone

Học viên sửa điện trong lớp học ở TP Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: Sixth Tone

Liao, 29 tuổi là người sáng lập nền tảng Xiugou Everything House, dịch vụ hỗ trợ tại nhà cho phụ nữ, đã nhận thấy xu hướng khách hàng tin rằng kỹ thuật viên nam chuyên nghiệp hơn nữ. Tuy nhiên, họ vẫn tìm thợ điện nữ để cảm thấy an toàn.

Dù nam giới có lợi thế về thể chất, chẳng hạn như nâng các vật nặng, cô khẳng định rằng đó không phải là lý do để loại trừ phụ nữ trong các công việc này.

"Phụ nữ thường xuất sắc trong các nhiệm vụ yêu cầu sự chính xác và kiên nhẫn", cô nói. Li đang hy vọng mình tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho các thợ điện nữ và những nỗ lực của cô đã bắt đầu mang lại kết quả.

Sau khóa học, Feng đã nhận đơn đi sửa máy giặt và bảo trì thiết bị. Cô vẫn hướng tới việc làm chủ và nâng cao các kỹ năng. Trước đó, thầy giáo của cô từng ngạc nhiên khi thấy cô tham gia kỳ thi kỹ thuật điện. Lúc đó, cô đã cười và nói "bởi vì thầy đã thấy quá ít phụ nữ".

Ngọc Ngân (Theo Sixth Tone)

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Quen nhau, chị Thoa không giấu bạn trai Mỹ chuyện từng mất con, ly hôn chồng. Thương cuộc đời truân chuyên của chị, anh bật khóc, hứa bù đắp dù không phải lỗi ở mình.
3 tuần trước - Bà Lee, mẹ chồng người Hàn Quốc của chị Nhung đã dành nhiều tâm huyết để thuyết phục thông gia gả con gái cho gia đình mình. Suốt 8 năm qua, bà luôn yêu thương, chăm sóc và ủng hộ con dâu hết lòng.
2 tuần trước - Gia đình tứ tán kiếm miếng ăn, Anh Thư sống với bà bên bờ sông Long Xuyên, An Giang. Bà bán vé số, cháu đi làm thêm. Cô gái ấy vẫn là học sinh giỏi tỉnh, đội tuyển thi quốc gia, là học sinh giỏi toàn diện của nhà trường.
3 tuần trước - Tân sinh viên khi đi học tại TP.HCM có thể sử dụng xe buýt với giá chỉ 3.000 đồng/lượt, các tuyến xe rất đa dạng để sinh viên lựa chọn di chuyển đến trường học.
1 tháng trước - Với ý định tân trang ngoại hình, nhan sắc để chồng thêm say mê mình, nhiều phụ nữ âm thầm đi thẩm mỹ mà không biết hầu hết các ông chồng không thích đồ giả.
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Nước lũ vừa rút, ông Lương lao vào dọn khu chuồng trại, xử lý hậu quả của 13.000 con gà bị nhấn chìm, để chuẩn bị tái đàn.
2 giờ trước - Ngoài căn nhà gỗ được trang trí theo phong cách mộc mạc, cô gái còn trồng thêm hoa, cỏ cây ở xung quanh vườn, tạo không gian sống rộng 300m2 đẹp nên thơ, trong lành giữa Đà Lạt.
4 giờ trước - Ngày mai 17.9 sẽ diễn ra lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết 'Tiết kiệm điện thành thói quen lần 2: Những chuyện hay tôi kể' do Báo Thanh Niên và Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) tổ chức.
5 giờ trước - Tết Trung thu là một trong bốn lễ tết lớn của người Việt, diễn ra vào rằm tháng Tám âm lịch. Dịp này, nhiều bạn trẻ muốn được trở lại với trung thu xưa qua những món đồ chơi truyền thống.
6 giờ trước - Sau bão số 3, cùng với rác thải sinh hoạt, một khối lượng lớn rác thải là cây xanh bị gãy đổ khiến việc xử lý rác ở TP.Hải Phòng trở nên khó khăn, mất nhiều thời gian. Dự kiến, đến ngày 18.9, các lực lượng chức năng của thành phố sẽ hoàn...