ttth247.com

Phương pháp điều trị tàn nhang, nám má

Kết hợp thuốc thoa, thuốc uống, laser, peel da, tiêm meso có thể loại bỏ tàn nhang, nám má nhưng khó duy trì vĩnh viễn và vẫn có nguy cơ tái phát.

Tàn nhang và nám má là hai tình trạng tăng sắc tố trên da, khiến da không đều màu, mất thẩm mỹ. Có nhiều nguyên nhân gây ra như di truyền, ánh nắng mặt trời, thay đổi nội tiết tố, lão hóa da, lạm dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc. Một người có cả sạm nám và tàn nhang, có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như mặt, cổ, vai, lưng, tay.

Theo BS.CKI Võ Thị Tường Duy, đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, việc điều trị hết tình trạng tăng sắc tố da hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ sạm nám, nguyên nhân, thói quen sinh hoạt, chất lượng nền da và phương pháp sử dụng...

Sạm nám, tàn nhang mới hình thành trong quá trình mang thai, hoặc do tác dụng phụ của thuốc có thể giảm dần và tự biến mất sau khi sinh con hoặc ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tàn nhang, nám má này không tự mờ theo thời gian thì cần can thiệp điều trị.

Phối hợp nhiều phương pháp từ thuốc bôi cổ điển tới điều trị hiện đại như chiếu laser, điện di, tiêm meso, tái tạo da bằng hoá chất (peel da)... có thể làm mờ vết nám, tàn nhang. Tuy nhiên, theo bác sĩ Duy, không có phương pháp nào là tối ưu. Mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm, chi phí khác nhau tùy vào vị trí, diện tích, mức độ vùng da cần điều trị và nhu cầu riêng của mỗi người. Phương pháp nào cũng cần có thời gian để phát huy tác dụng và đôi khi cần phải thực hiện nhiều lần mới thấy sự cải thiện.

Điều trị tàn nhang trên cánh tay một người bệnh bằng công nghệ laser pico. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Điều trị tàn nhang trên cánh tay một người bệnh bằng công nghệ laser pico. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

"Có thể điều trị hiệu quả nám, tàn nhang nhưng kết quả này khó có thể duy trì vĩnh viễn", bác sĩ Duy cho hay, thêm rằng nếu làn da không được bảo vệ khỏi các nguyên nhân gây tăng sắc tố như UV, sự lão hóa, da không được chăm sóc đúng cách... thì tình trạng này có thể trở lại, thậm chí nặng hơn ban đầu.

Tùy theo loại tăng sắc tố, mức độ nặng nhẹ, số lượng, kích thước, vị trí, bác sĩ da liễu - thẩm mỹ da tư vấn liệu trình phù hợp cho mỗi người bệnh. Các phương pháp này chủ yếu tập trung ức chế quá trình sản xuất melanin dưới da - nguyên nhân gây ra tăng sắc tố và loại bỏ lượng melanin dư thừa này.

Phương pháp cổ điển và dễ thực hiện nhất là thoa thuốc có chứa các hoạt chất ức chế hình thành melanin như azelaic axit, tranexamic axit, retinoids, axit ascorbic, niacinamide... Chúng giúp ức chế quá trình hình thành tàn nhang, sạm nám mới, làm sáng da.

Peel da bằng axit glycolic, axit alpha hydroxy và axit salicylic có tác dụng loại bỏ lớp da sẫm màu trên cùng chứa các sắc tố dư thừa, thúc đẩy tái tạo lớp da mới đều, sáng màu hơn.

Chiếu laser phá hủy melanin giúp mờ nám da, tàn nhang mà không ảnh hưởng đến vùng da bình thường xung quanh. Tia laser còn kích thích tăng sinh collagen và elastin dưới da nhằm trẻ hóa da, mờ thâm, đều màu, sáng da.

Tiêm meso, điện di đưa các hoạt chất có khả năng ức chế quá trình sản sinh sắc tố vào da, nhờ đó tàn nhang và nám má mờ dần. Bác sĩ Duy cho biết tiêm meso giúp thuốc vào sâu hơn, đạt hiệu quả tốt hơn thuốc thoa hoặc điện di.

Trong và sau khi điều trị tàn nhang, nám má, tăng sắc tố da, người bệnh nên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên khi ra ngoài, kết hợp che nắng bằng mũ, quần áo dài tay, khẩu trang... Quá trình điều trị cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc da. Người bệnh cũng nên tránh sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa cồn, hương liệu, xà phòng... vì sau khi điều trị làn da rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng, khiến tàn nhang, sạm nám quay trở lại. Nên tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi và chữa sớm khi tăng sắc tố tái phát.

Anh Thư

Độc giả gửi câu hỏi về thẩm mỹ da tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 tuần trước - Sử dụng thuốc sinh học, dung dịch khớp thay thế, thay khớp nhân tạo ít xâm lấn giúp người bệnh thoái hóa khớp gối giảm đau, phục hồi vận động.
1 tuần trước - TP HCM- Ông Nam, 60 tuổi, bị hoại tử chỏm xương đùi, từng ghép xương, nay cơn đau tái phát phải thay khớp nhân tạo phục hồi khả năng đi lại.
2 tuần trước - Hà Nội- Phải dừng việc học để sinh con, Hồng, 21 tuổi, bị trầm cảm, liên tục cào cấu, đánh, tát bản thân để thoải mái, bác sĩ chẩn đoán mắc chứng "tự ngược đãi bản thân".
2 tuần trước - Hà Nội- Phải dừng việc học để sinh con, Hồng, 21 tuổi, bị trầm cảm, liên tục cào cấu, đánh, tát bản thân để thoải mái, bác sĩ chẩn đoán mắc chứng "tự ngược đãi bản thân".
1 tháng trước - Hà Nội- Mỗi khi đi chơi quá 21h, Ngân, 23 tuổi, bị "khủng bố" bởi hàng chục cuộc gọi của phụ huynh, về nhà bị tra khảo và răn đe, khiến cô ngột ngạt, lâu dần phát bệnh.
Xem tin bài khác
17 phút trước - Duy trì lối sống lành mạnh, lại chưa từng hút thuốc lá, John Vennalally-Rao sốc nặng khi nhận chẩn đoán ung thư phổi và đại tràng.
23 phút trước - Các loại cá béo, quả mọng, hạt chứa omega-3, các loại vitamin và chất chống oxy hóa hỗ trợ chức năng não bộ, tăng khả năng tập trung, tỉnh táo.
23 phút trước - Cà phê, nước ngọt, rượu, thịt chế biến sẵn và thực phẩm chiên chứa chất kích thích, caffein, muối, ảnh hưởng đến não, làm tăng căng thẳng, lo âu.
23 phút trước - Ấn mạnh vào động mạch cảnh, còn gọi là "bắt pen", có thể gây thiếu máu não, ngất xỉu, đột quỵ, khiến não tổn thương khó phục hồi.
23 phút trước - Tôi cố gắng ăn uống lành mạnh, tập luyện chăm chỉ, nhưng chỉ giảm cân được một thời gian, sau đó béo trở lại, vì sao như vậy? (Hằng, 31 tuổi, Hà Nội)