ttth247.com

Quảng Nam: H.Phước Sơn đồng ý phương án thăm dò vàng gốc, kèm điều kiện bảo vệ rừng

Chiều 29.8, ông Lê Quang Trung, Chủ tịch UBND H.Phước Sơn (Quảng Nam), cho biết sau khi huyện nhận công văn của UBND tỉnh Quảng Nam về việc đề nghị xem xét phương án dự kiến thi côngthăm dò khoáng sản và kiểm tra thực tế, ban đầu địa phương nêu quan điểm "không đồng ý". Nhưng qua kiểm tra thực tế, hiện đã có ý kiến khác kèm các điều kiện cam kết chặt chẽ.

Theo ông Trung, việc UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản đề nghị địa phương xem xét phương án dự kiến thi công thăm dò khoáng sản là muốn địa phương khẳng định 101 vị trí mà doanh nghiệp đề nghị cấp phép thăm dò có ảnh hưởng đến cây rừng tự nhiên hay không, có phải là những vị trí đất trống không có cây rừng (như doanh nghiệp báo cáo) hay không...

Cụ thể, Công ty TNHH Vàng Phước Sơn có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc đề nghị cấp phép thăm dò khoáng sản vàng gốc tại Trà Long - Suối Cây - K7 có diện tích khoảng 1.609 ha thuộc địa phận H.Phước Sơn.

Công tác thăm dò trong diện tích này sẽ được tiến hành gồm đo vẽ bản đồ địa chất, địa hóa, đo địa vật lý, dọn vết lộ, đào hào, trắc địa và khoan thăm dò. Theo phân tích, công tác đo vẽ bản đồ địa chất, địa hóa, địa vật lý, dọn vết lộ, đào hào, trắc địa sẽ "ảnh hưởng rất nhỏ" đến đất mặt và "hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến cây rừng" tại khu vực triển khai khoảng 1.400 ha.

Quảng Nam: H.Phước Sơn đồng ý phương án thăm dò vàng gốc, kèm điều kiện bảo vệ rừng- Ảnh 1.

Khu vực rừng tự nhiên thuộc xã Phước Xuân, nơi Công ty TNHH Vàng Phước Sơn xin phép thăm dò khoáng sản

MẠNH CƯỜNG

Chỉ có công tác khoan thăm dò (tổng 101 lỗ khoan) tại 3 khu vực là Trà Long - Suối Cây, K7, Bãi Bướm thuộc các xã Phước Đức, Phước Xuân và Phước Năng (H.Phước Sơn) trong diện tích khoảng 186 ha là có tác động trực tiếp xuống nền đất tự nhiên, nhưng ở diện tích nhỏ.

Do đó, công ty không thực hiện điều tra, đánh giá hiện trạng rừng trong toàn bộ diện tích 1.609 ha mà chỉ hợp đồng với đơn vị tư vấn thực hiện điều tra, đánh giá hiện trạng rừng trong diện tích 186 ha tại 3 khu vực nêu trên, nơi có bố trí 101 mũi khoan để xác định mức độ tác động đến rừng (nếu có) và có kế hoạch điều chỉnh thiết kế lỗ khoan để hoàn toàn không tác động đến rừng tự nhiên (nếu có).

Lý do huyện ủng hộ cấp phép

Trong báo cáo của Sở TN-MT, ban đầu UBND H.Phước Sơn cho rằng khu vực đề nghị cấp phép thăm dò có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích (99%). Diện tích này tuy không nằm trong vùng lõi lâm phận Vườn quốc gia Sông Thanh nhưng nằm ở đầu nguồn Sông Thanh liền kề, tiếp giáp với lâm phận và thuộc vùng đệm của Vườn quốc gia Sông Thanh. Khi thăm dò, khai thác thì quá trình mở đường vận hành, vận chuyển máy móc, thiết bị, làm lán trại, nhà xưởng, đưa người vào rừng... sẽ ảnh hưởng nguồn nước đầu nguồn Sông Thanh, ảnh hưởng đến hệ động thực vật, đến môi trường hệ sinh thái rừng, khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng...

Vì vậy, ban đầu, UBND H.Phước Sơn không thống nhất đề nghị của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn về cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản vàng gốc tại khu vực trên (Thanh Niên đã thông tin).

Tuy nhiên, trao đổi với PV Thanh Niên vào chiều nay 29.8, ông Lê Quang Trung, Chủ tịch UBND H.Phước Sơn, cho rằng trước đây huyện "không đồng ý cấp phép" là do trong công văn đề nghị, Công ty TNHH Vàng Phước Sơn đã không nói rõ phương án thăm dò cụ thể, chỉ nói chung chung là thăm dò trên phạm vi diện tích khoảng 1.609 ha. Cho nên, chính quyền huyện lo ngại sẽ ảnh hưởng đến hệ động thực vật trong rừng tự nhiên.

Theo ông Trung, sau khi tỉnh đề nghị lập phương án thăm dò cụ thể, doanh nghiệp đã thuê một đơn vị tư vấn đi xác định lại các vị trí sẽ tiến hành khoan 101 lỗ. Ngoài ra, để đảm bảo việc thăm dò khoáng sản không ảnh hưởng đến cây rừng tự nhiên, huyện cử tổ công tác đi kiểm tra lại 101 vị trí mà doanh nghiệp đã khảo sát để tìm hiểu kỹ xem có ảnh hưởng đến cây rừng tự nhiên hay không.

"Qua kiểm tra, chúng tôi thấy các vị trí sẽ khoan thăm dò hoàn toàn không có cây rừng, diện tích khoan cũng chỉ trong phạm vi 10 - 20 m2. Nhưng hầu hết diện tích doanh nghiệp xin thăm dò khoáng sản đều thuộc rừng tự nhiên, vì vậy chúng tôi đã đề nghị doanh nghiệp viết cam kết quá trình thăm dò không được làm ảnh hưởng đến 1 cây rừng tự nhiên nào", ông Trung nói.

"Tổ công tác của huyện đã làm việc với doanh nghiệp và đơn vị tư vấn khẳng định 101 mũi khoan này không ảnh hưởng đến cây rừng. Vì vậy, UBND H.Phước Sơn ủng hộ việc nghị cấp phép thăm dò khoáng sản vàng gốc của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn, nhưng phải đảm bảo không gây hại môi trường rừng tự nhiên", Chủ tịch UBND H.Phước Sơn nói.

"Giám sát để không ảnh hưởng đến một cây rừng tự nhiên nào"

Ông Lê Quang Trung thông tin thêm, sau này khi cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp được thăm dò khoáng sản ở những vị trí nêu trên, chính quyền huyện sẽ buộc doanh nghiệp phải cam kết trong quá trình vận chuyển máy móc, giàn khoan vào rừng bằng mọi cách không được ảnh hưởng đến rừng, đến hệ động thực vật.

"Chuyện phá rừng để mở đường là chắc chắn sẽ không ai cho phép. Việc doanh nghiệp thăm dò sẽ có lực lượng của huyện giám sát để không ảnh hưởng đến một cây rừng tự nhiên nào", ông Trung nói.

Trước đó, báo cáo của Sở TN-MT tỉnh Quảng Nam về một số nội dung liên quan đến đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản vàng của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn cho thấy hiện trạng tại thời điểm kiểm tra là đất đồi núi, rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích. Khu vực không phải là đất quốc phòng, không có công trình quốc phòng, đất quy hoạch bố trí quốc phòng.

Sở NN-PTNT cũng nêu ý kiến, tổng diện tích khu vực dự án là 186 ha gồm hiện trạng rừng tự nhiên chiếm 166,1 ha, đất trống 19,9 ha (đất trống, đất trống có cây tái sinh). Trong số này, diện tích đặt 101 mũi khoan thăm dò khoáng sản hơn 2.000 m2 (mỗi mũi khoan diện tích 20 m2) là "có tác động trực tiếp" xuống nền đất tự nhiên đối với hiện trạng đất trống (đất trống, đất trống có cây tái sinh, không có cây gỗ rừng tự nhiên).

Vì vậy, Sở NN-PTNT đề nghị Công ty TNHH Vàng Phước Sơn cam kết với UBND H.Phước Sơn chỉ tận dụng đường dân sinh, đường mòn, lối đi có sẵn để vận chuyển máy móc, thiết bị phục vụ khoan thăm dò khoáng sản (khi được cấp thẩm quyền cho phép khoan thăm dò.

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trần Út, Phó giám đốc Sở NN-PTNT, cho hay đối với việc mà Công ty TNHH Vàng Phước Sơn đề nghị cấp phép thăm dò khoáng sản vàng gốc tại Phước Sơn, đơn vị đã có ý kiến gửi UBND tỉnh và không ngăn cản việc khai thác khoáng sản khi đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền quy hoạch, cho chủ trương thực hiện.

Quảng Nam: H.Phước Sơn đồng ý phương án thăm dò vàng gốc, kèm điều kiện bảo vệ rừng- Ảnh 2.

Nhà máy của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn đóng tại xã Phước Đức

T.C

"Tuy nhiên, làm gì thì làm nhất quyết không được tác động, ảnh hưởng đến rừng tự nhiên", ông Út khẳng định.

Ông Út cho rằng, trong trường hợp nếu được đủ điều kiện cấp phép khai thác trong rừng tự nhiên đi nữa thì đơn vị được cấp phép phải đảm bảo không được ảnh hưởng đến rừng.

Ngoài ra, quá trình thăm dò khoáng sản nếu có nhu cầu tác động vào rừng thì phải làm đầy đủ các hồ sơ, thủ tục trình cấp thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và trồng rừng thay thế theo quy định.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Một huyện ở vùng cao Quảng Nam không đồng ý việc cấp phép cho Công ty TNHH Vàng Phước Sơn thăm dò khoáng sản, vì lo lắng sẽ tác động tiêu cực đến hệ động, thực vật trong rừng tự nhiên.
1 tháng trước - Nhiều địa phương ở miền núi Quảng Nam đã tập huấn, lên phương án ứng phó trong trường hợp có động đất cường độ mạnh xảy ra. Kinh nghiệm này giúp người dân không quá hoang mang sau loạt dư chấn từ động đất ở Kon Tum trong 2 ngày nay.
1 tuần trước - UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt phương án ứng phó với thiên tai theo các cấp độ rủi ro trên địa bàn tỉnh. Đáng chú ý, đối với câu chuyện sạt lở, Quảng Nam lấy vụ sạt lở Trà Leng làm 'bài học xương máu'.
1 tháng trước - Những người ở địa phương nào cũng có tâm lý muốn địa phương mình phát triển nhanh. Tôi cũng vậy. Nhiều lúc cũng sốt ruột vì tốc độ phát triển của Quảng Ngãi mình chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân bản địa.
1 tuần trước - Nước sông Hồng dâng nhanh, tràn vào khu dân cư ven sông ở quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm; chính quyền hạn chế xe tải qua cầu Chương Dương, dừng tàu chạy qua cầu Long Biên.
Xem tin bài khác
7 phút trước - Khi cách vùng biển Côn Đảo khoảng 20 hải lý về hướng Đông Nam, một tàu cá bị tàu hàng nước ngoài đâm chìm. Trên tàu cá khi đó có 14 ngư dân.
13 phút trước - Giữa đêm đen, chiếc ô tô con bị nước cuốn ra vùng nước ngập mênh mông ở huyện Quốc Oai (Hà Nội). Hai người đàn ông đứng trên nóc xe được đôi vợ chồng làm nghề chài lưới giải cứu.
28 phút trước - Nghệ An- Chở nhau bằng xe điện qua cầu tràn ở huyện Anh Sơn, chị Phạm Thị Thảo bị lũ ập tới cuốn mất tích, hai con 8-10 tuổi được người dân cứu sống, chiều 20/9.
28 phút trước - Ngay sau khi Hội nghị lần thứ 10 Trung ương khóa 13 bế mạc, Văn phòng Trung ương Đảng phát thông báo về ba ngày làm việc.
52 phút trước - Công an TP.Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) tiêu hủy 31 xe ba bánh không có nguồn gốc, không đảm bảo điều kiện an toàn khi tham gia giao thông.