ttth247.com

Quy định mới về dạy và học bằng tiếng nước ngoài tại trường ĐH, phổ thông

Bộ GD-ĐT vừa có dự thảo Tờ trình Chính phủ và dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục.

Thu hút sinh viên nước ngoài học tại Việt Nam

Theo Bộ GD-ĐT, dự thảo nghị định này do Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ LĐ-TB-XH tổ chức xây dựng, sẽ khắc phục những hạn chế và phát huy các ưu điểm của Quyết định số 72 năm 2014 và các văn bản có liên quan, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành và các cam kết và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký hoặc là thành viên.

Quy định mới về dạy và học bằng tiếng nước ngoài tại trường ĐH, phổ thông- Ảnh 1.

Trường ĐH được dạy một phần hoặc toàn bộ bằng tiếng nước ngoài ở chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

H.S

Mục đích ban hành nghị định này là thúc đẩy việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người học và người dạy, góp phần đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh đó, giúp các cơ sở giáo dục thu hút sinh viên nước ngoài vào học tập tại Việt Nam, nâng cao công tác biên soạn giáo trình, học liệu bằng tiếng nước ngoài...

Nghị định được áp dụng đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH; không áp dụng đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư của nước ngoài trong giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH.

Theo đó, đối với giáo dục phổ thông, các trường có thể được dạy và học một số môn học, hoạt động giáo dục hoặc một số nội dung của một số môn học, hoạt động giáo dục bằng tiếng nước ngoài; ưu tiên đối với các môn học thuộc các lĩnh vực toán học, khoa học tự nhiên, công nghệ và tin học.

Đối với giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có thể được giảng dạy một phần hoặc toàn bộ bằng tiếng nước ngoài.

Chương trình, tài liệu sử dụng để dạy và học bằng tiếng nước ngoài không được có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải bảo đảm điều kiện liên thông giữa các trình độ đào tạo.

Yêu cầu năng lực ngoại ngữ của nhà giáo

Giáo viên dạy môn học bằng tiếng nước ngoài ở bậc THCS phải có năng lực ngoại ngữ tối thiểu bậc 4, bậc THPT phải có tối thiểu bậc 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

Giảng viên tại các cơ sở giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ ngoại ngữ không thấp hơn trình độ bậc 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

Những người được đào tạo ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ toàn thời gian ở nước ngoài được miễn yêu cầu về năng lực ngoại ngữ trong trường hợp ngoại ngữ đó là ngôn ngữ giảng dạy ở các trình độ ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ.

Người học tham gia chương trình dạy và học bằng tiếng nước ngoài theo tinh thần tự nguyện và có khả năng theo học môn học được dạy và ngoại ngữ. Việc kiểm tra đầu vào đối với người học do cơ sở giáo dục thực hiện và được mô tả trong đề án tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài.

Đối với giáo dục phổ thông, việc kiểm tra, thi cuối năm học, cuối cấp học của các môn học được dạy bằng tiếng nước ngoài có thể được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài.

Đối với giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp, việc kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ đối với tất cả các môn học được dạy và học bằng tiếng nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Từng bước đưa tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong trường học thông qua việc đẩy mạnh phong trào dạy và học tiếng Anh tại những cơ sở giáo dục được cho phép thí điểm là bắt kịp với xu hướng thế giới nhưng cũng đối diện nhiều thách thức...
1 tuần trước - TP.HCM đang chuẩn bị cho lộ trình thực hiện yêu cầu 'sẽ có những trường học dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai sớm nhất, nhiều nhất toàn quốc'.
1 tháng trước - Sau những lùm xùm trong năm học trước khiến phụ huynh bức xúc, nhiều địa phương, nhà trường phải dừng các hoạt động giáo dục liên kết, tự nguyện; năm nay Bộ GD-ĐT có chỉ đạo cụ thể hơn về dạy học liên kết trong trường tiểu học.
1 tháng trước - Sau những lùm xùm trong năm học trước khiến phụ huynh bức xúc, nhiều địa phương, nhà trường phải dừng các hoạt động giáo dục liên kết, tự nguyện; năm nay Bộ GD-ĐT có chỉ đạo cụ thể hơn về dạy học liên kết trong trường tiểu học.
1 tháng trước - Bộ Chính trị đề nghị các cấp tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
2 giờ trước - Huân chương Cành cọ hàn lâm ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của TS Phan Thị San Hà trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm CARE, cũng như bồi đắp mối quan hệ giữa Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) và các đối tác Pháp.
3 giờ trước - Ớn lạnh, nổi gai ốc, không dám xem hết hình ảnh, video... là những cảm giác của những người tham gia buổi tập huấn, khi nghe trung tá Bùi Thái Đức, chuyên viên chính Phòng Tham mưu, Công an TP.HCM điểm lại những vụ bạo hành trẻ em chấn...
3 giờ trước - Nhiều sinh viên có sản phẩm đăng trên báo Tuổi Trẻ, một số sinh viên xuất sắc có tư duy đề tài và hoàn thiện sản phẩm truyền thông như phóng viên.
3 giờ trước - Khóa học do các chuyên gia trong lĩnh vực bán dẫn từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS)... hướng dẫn.