ttth247.com

Tại sao hạn chế món chiên rán vẫn bị mỡ máu cao?

Tôi ăn uống lành mạnh, tránh đồ chiên xào, tập thể dục đều đặn nhưng vì sao vẫn bị rối loạn mỡ máu? Bệnh này có điều trị được không? (Hà Vân, 38 tuổi, TP HCM)

Trả lời:

Rối loạn mỡ máu (máu nhiễm mỡ hay rối loạn lipid máu) là tình trạng bất thường của lipid trong máu như mức LDL-C (cholesterol xấu) hoặc Triglyceride quá cao, mức HDL-C (cholesterol tốt) quá thấp. Lipid máu bình thường cần thiết cho sự sống nhưng khi vượt quá nhu cầu của cơ thể sẽ gây hại. Tình trạng này dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tắc động mạch chi dưới, các bệnh động mạch chủ.

Thực tế nhiều người ăn chay thường xuyên, tập thể dục hàng ngày hoặc kiêng mỡ động vật, ít ăn thực phẩm chiên xào... nhưng vẫn bị rối loạn mỡ máu. Nguyên nhân có thể do yếu tố di truyền hoặc rối loạn chuyển hóa. Bạn có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu nguyên phát nếu có bố hoặc mẹ mắc bệnh này. Dạng tăng cholesterol máu di truyền phổ biến nhất có tên gọi tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử (FH). Những trường hợp có người thân bị cholesterol cao hoặc nhồi máu cơ tim trước 55 tuổi (nếu ở nam) và 65 tuổi (ở nữ), trẻ em, thanh thiếu niên nên được kiểm tra FH.

Ngoài yếu tố di truyền, các nguyên nhân góp phần gây rối loạn mỡ máu thứ phát gồm tiêu thụ nhiều calo, chất béo bão hòa, cholesterol, chất béo chuyển hóa, dùng nhiều đồ uống chứa cồn và chất kích thích. Người thừa cân béo phì, mắc các bệnh lý thận mạn tính, đái tháo đường, suy giáp, xơ gan - ứ mật nguyên phát, các bệnh gan ứ mật khác cũng có nguy cơ cao.

Người sử dụng những loại thuốc như thiazid, retinoid, các thuốc kháng retrovirus hoạt tính cao, cyclosporine, tacrolimus, estrogen và progestin, glucocorticoid... cũng dễ mắc bệnh. Hút thuốc lá và các chế phẩm từ thuốc lá, mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), hội chứng Cushing, hội chứng ruột kích thích (IBS); hội chứng suy giảm miễn dịch ở người HIV và hội chứng thận hư cũng là nguyên nhân. Do đó, dù bạn duy trì chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh nhưng nếu có một trong các yếu tố nguy cơ kể trên thì vẫn có khả năng bị rối loạn mỡ máu.

Bác sĩ Kiều tư vấn cho bệnh nhân cách phòng ngừa rối loạn mỡ máu. Ảnh minh họa: Bệnh viện Tâm Anh

Bác sĩ Kiều tư vấn cho bệnh nhân cách phòng ngừa rối loạn mỡ máu. Ảnh minh họa: Bệnh viện Tâm Anh

Điều trị rối loạn mỡ máu phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bên cạnh uống thuốc, người bệnh cần kết hợp phương pháp điều trị tại nhà như bỏ hút thuốc lá và các chất gây nghiện, tránh hít khói thuốc, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tránh căng thẳng, làm việc quá độ.

Người bệnh cần tăng cường thực phẩm dinh dưỡng, lành mạnh cho bữa ăn hàng ngày, hạn chế uống rượu bia, nước ngọt, nước tăng lực, duy trì cân nặng ổn định, tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, tập yoga... Hạn chế ăn thịt đỏ, mỡ động vật, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, sử dụng thuốc đúng theo đơn bác sĩ kê, tái khám định kỳ theo lịch hẹn.

Để tầm soát bệnh, người khỏe mạnh nên xét nghiệm cholesterol ít nhất mỗi năm một lần. Người bệnh đái tháo đường, bệnh thận mạn, hội chứng chuyển hóa, tăng huyết áp, suy tuyến giáp, bệnh gan mạn tính, thừa cân - béo phì... nên kiểm tra cholesterol mỗi ba tháng. Nếu bệnh sử gia đình ghi nhận mắc cholesterol cao, thế hệ sau cần chủ động khám sức khỏe định kỳ nhằm sớm phát hiện bệnh.

ThS.BS.CKII Huỳnh Thanh Kiều
Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Thanh niên mắc ung thư trực tràng mới ngoài tuổi 22 vốn là đầu bếp ở một vùng nổi tiếng với những món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng... anh cũng thường xuyên ăn những đồ ăn này.
1 tuần trước - Hà Nội- Mỗi khi đi chơi quá 21h, Ngân, 23 tuổi, bị "khủng bố" bởi hàng chục cuộc gọi của phụ huynh, về nhà bị tra khảo và răn đe, khiến cô ngột ngạt, lâu dần phát bệnh.
3 tuần trước - Mới đây, phóng sự VTV1 Chuyển động 24h đã đặt vấn đề "Chọn chất béo ra sao để bảo vệ sức khỏe đúng cách?". Đồng thời hướng dẫn chọn dầu ăn đúng cách theo tiêu chí của chuyên gia.
1 tháng trước - Bệnh sởi gây suy giảm miễn dịch rất nhanh, nếu trẻ chưa tiêm chủng, suy dinh dưỡng dễ bị mầm bệnh khác tấn công dẫn đến biến chứng nặng.
1 tháng trước - Tôi thường có cảm giác ngứa vùng kín, tiểu rát sau khi quan hệ tình dục, bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng tiểu. Tại sao nên đi tiểu sau khi quan hệ, có giúp giảm nhiễm trùng? (Vy Vy, Hà Nội)
Xem tin bài khác
11 phút trước - Anh Đ.P.D (29 tuổi, ngụ TP.HCM) làm việc tại một xưởng in, vài tháng gần đây anh cảm thấy cột sống bị đau thắt, trong một lần đang đứng thì bất ngờ ngã quỵ xuống đất.
12 phút trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...
21 phút trước - Thiếu vận động, không uống đủ nước, ăn nhiều đồ ngọt... là những thói quen hàng ngày của nhiều người đang ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe tổng thể.
47 phút trước - Thời gian qua, Bộ Y tế liên tiếp phát cảnh báo về tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Trong đó, không ít vụ việc bị khởi tố liên quan đến việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
47 phút trước - Nhật Bản đối mặt khủng hoảng dân số bởi số trẻ sơ sinh giảm, dân số già và tổng số cư dân giảm.