ttth247.com

TAND tối cao: Có vụ việc phá sản kéo dài 16 năm vẫn đang thi hành

TAND tối cao vừa công bố dự thảo báo cáo tổng kết thực tiễn thi hành luật Phá sản năm 2014 và dự thảo báo cáo đánh giá tác động chính sách dự án luật Phá sản sửa đổi.

TAND tối cao: Có vụ việc phá sản kéo dài 16 năm vẫn đang thi hành- Ảnh 1.

TAND tối cao đề xuất sửa đổi luật Phá sản năm 2014 (ảnh minh họa)

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Có vụ việc kéo dài đã 16 năm

Tính từ ngày 1.1.2015 (thời điểm luật Phá sản năm 2014 có hiệu lực) đến hết tháng 9.2023, các TAND đã thụ lý 1.510 vụ việc phá sản.

Phân tích số liệu cho thấy lượng vụ việc tăng nhiều qua các năm, tập trung hơn ở các TAND cấp huyện, nhưng không đồng đều giữa các tỉnh. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố có kinh tế phát triển như Bình Dương, TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai…

Đáng chú ý, TAND tối cao cho hay, thời gian bắt đầu thụ lý đến khi giải quyết xong vụ việc phá sản phụ thuộc vào tính chất, mức độ phức tạp của từng vụ việc cũng như sự hợp tác của doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán.

Thực tế, có vụ việc phá sản bị kéo dài 10 năm, thậm chí 16 năm đến nay vẫn đang thi hành. Trong khi đó, vụ việc phá sản giải quyết nhanh nhất là 1 tháng do doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán, không còn tiền, tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản.

TAND tối cao đánh giá, luật Phá sản năm 2014 đã phần nào khắc phục những bất cập, hạn chế về thủ tục giải quyết các vụ việc phá sản; tạo thuận lợi hơn cho việc xử lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản; bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ…

Tuy vậy, một số quy định của luật hiện hành còn chưa rõ ràng, có những cách hiểu khác nhau dẫn đến các tòa án thực hiện không thống nhất. Một số quy định không có tính khả thi (nhất là về thời hiệu, thời hạn), chưa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu mở thủ tục phá sản cũng như doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Chính những nguyên nhân trên dẫn đến tình trạng nhiều vụ việc phá sản bị kéo dài, thậm chí có những vụ việc phá sản không thể giải quyết được.

Sửa luật để khắc phục hạn chế

Để khắc phục những bất cập đã nêu, TAND tối cao đề xuất sửa đổi luật Phá sản năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết.

Trong đó, cơ quan soạn thảo đề xuất nghiên cứu, quy định thủ tục phục hồi giản lược và thủ tục phá sản giản lược đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ điều kiện luật định; quy định đơn giản về thủ tục, điều kiện, rút ngắn về thời gian, giảm chi phí so với thủ tục chung.

Riêng với doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tài sản thì bị tuyên bố phá sản như quy định của luật Phá sản năm 2014.

TAND tối cao cũng đề xuất nghiên cứu, quy định về thủ tục tố tụng điện tử giải quyết vụ việc phá sản; đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, giải quyết nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả hơn vụ việc phá sản.

Điển hình như: thủ tục cấp, tống đạt thông báo bằng phương tiện điện tử; nộp lệ phí, chi phí phá sản trực tuyến; tài liệu, chứng cứ điện tử; thu thập, cung cấp, tiếp nhận tài liệu, chứng cứ điện tử tại tòa án; xây dựng hồ sơ phá sản điện tử….

Đặc biệt, luật Tổ chức TAND năm 2024 có hiệu lực kể từ 1.1.2025 tới đây đã bổ sung quy định về việc thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của TAND chuyên biệt phá sản.

TAND tối cao cho rằng cần rà soát, sửa đổi quy định về thẩm quyền của các tòa án trong giải quyết phá sản, nhằm bảo đảm tính chuyên môn hoá, phát huy trình độ chuyên môn sâu của thẩm phán trong giải quyết phá sản.

Cơ quan soạn thảo cũng đề xuất các chính sách về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia giải quyết vụ việc phá sản, bao gồm việc đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ thẩm phán, quản tài viên, chấp hành viên, kiểm sát viên….

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Từ năm 2020 đến nay, Công an TP.HCM tiếp nhận rất nhiều nguồn tin từ cơ quan Bảo hiểm Xã hội (BHXH) chuyển đến nhưng chưa khởi tố vụ án, bị can nào liên quan đến việc trốn đóng BHXH.
1 tháng trước - Chỉ trong vòng 6 tháng, Viện KSND TP.Gia Nghĩa trả hồ sơ cho công an tới 3 lần để yêu cầu điều tra bổ sung vì 'khó' truy tố 6 cựu chiến binh ở tỉnh Đắk Nông hủy hoại rừng.
2 tuần trước - Đến bây giờ, sau hơn 1 năm, dư luận vẫn nhắc về vụ vây bắt Quân 'Idol' của Công an tỉnh Quảng Trị là một pha 'bắt đẹp'.
3 tuần trước - Thượng tướng Bế Xuân Trường, Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam đề nghị các cơ quan tố tụng Trung ương vào cuộc vụ 6 cựu chiến binh ở Đắk Nông kêu oan về tội hủy hoại rừng.
1 ngày trước - Đại án Vạn Thịnh Phát ‘phá vỡ mọi kỷ lục’ về quy mô, tính chất cũng như mức độ phạm tội. Xuyên suốt 2 giai đoạn của vụ án này, 10 ‘nhân vật chủ chốt’ được xác định liên quan mật thiết đến hành vi của bà Trương Mỹ Lan.
Xem tin bài khác
14 phút trước - Quảng Nam- 11 hộ với hơn 40 người dân ở xã biên giới xã Đắc Pre, huyện Nam Giang di dời khẩn cấp trong đêm 19/9 vì ngọn đồi sau khu dân cư xuất hiện vết nứt.
38 phút trước - Lực lượng chức năng đã tiến hành trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập và xe đầu kéo bị chìm dưới sông Hồng sau 11 ngày xảy ra sự cố. Cạnh đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã vào cuộc tiến hành các công tác điều tra.
38 phút trước - Ngoài ra, nhiều cơ sở bị xử phạt do sử dụng người hành nghề nhưng không có chứng chỉ hành nghề.
38 phút trước - Sau 10 ngày bị lũ cuốn trôi, đến nay cầu phao Ninh Cường, cầu phao duy nhất trên quốc lộ ở miền Bắc, vẫn chưa thể hoạt động trở lại.
38 phút trước - Chuỗi sai phạm của bà Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc kiêm Chủ tịch Xuyên Việt Oil, gây thất thoát ngân sách hơn 1.463 tỉ đồng; nhưng đến nay tài khoản của bà này và công ty chỉ còn hơn 4 tỉ đồng.