ttth247.com

Thuê người đồng hành leo núi

Nhiều du khách Trung Quốc đang tìm một người đồng hành có thể hỗ trợ tinh thần trong quá trình chinh phục những ngọn núi cao.

Trong kỳ nghỉ Quốc khánh Trung Quốc (1-7/10), dịch vụ bạn đồng hành leo núi nhận được nhiều sự quan tâm. Đa phần khách hàng muốn tìm một người có thể khích lệ tinh thần để vượt qua khó khăn.

Khác với các hướng dẫn viên truyền thống được thuê để đảm bảo an toàn, những người đồng hành leo núi chỉ tập trung vào khích lệ tinh thần. Họ có nhiệm vụ giúp du khách tự tin, có thêm động lực vượt qua chặng đường gian nan để tới đích.

Người mở dịch vụ này là hướng dẫn viên bán thời gian, đa phần là sinh viên đại học làm thêm. Họ sẽ chuẩn bị đầy đủ đồ dùng như chocolate, trái cây, khăn, gậy leo núi và sạc dự phòng. Trong quá trình đồng hành, người làm dịch vụ cũng kiên nhẫn chụp và chỉnh sửa ảnh cho khách trước khi đăng lên mạng xã hội.

Khách du lịch đến núi núi Thái Sơn, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 25/7. Ảnh: VCG

Khách du lịch đến núi núi Thái Sơn, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 25/7. Ảnh: VCG

Dịch vụ này là một phần của xu hướng mới đang lan rộng khắp Trung Quốc khi ngày càng nhiều người trẻ tìm kiếm "dazi" (bạn đồng hành) nhằm chống lại cảm giác cô đơn.

Thị trường mới nổi này bao gồm các dịch vụ như tìm bạn chơi game, trò chuyện trực tuyến, dự kiến đạt hơn 7 tỷ USD vào năm 2025. Du khách có thể thuê bạn đồng hành leo núi qua các nền tảng mạng xã hội Xiaohongshu và Douyin.

Một người đồng hành giới thiệu bản thân trên trang cá nhân: "Tôi có tính cách nhẹ nhàng, hài hước và có thể đáp ứng mọi nhu cầu cảm xúc của khách hàng. Tôi sẽ hỗ trợ tinh thần toàn diện và giúp bạn vượt qua giới hạn của bản thân".

Chi phí cho dịch vụ này dao động 300-500 tệ (khoảng 1-1,7 triệu đồng) mỗi chuyến, phục vụ tối đa hai khách.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ, nhất là trong mùa du lịch, nhu cầu thuê hướng dẫn viên đồng hành leo núi bùng nổ.

Một người cung cấp dịch vụ cho biết lịch làm việc của cô trong kỳ nghỉ Quốc khánh đã kín chỗ từ sớm và kéo dài đến hết tháng 11.

Công việc này lần đầu thu hút sự chú ý rộng rãi vào tháng 6 khi một người đồng hành leo núi trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ video anh cõng bé gái 3 tuổi trên vai và leo tới đỉnh núi Thái Sơn, tỉnh Sơn Đông - ngọn núi có độ cao bằng tòa nhà 200 tầng. Người bình thường mất ít nhất 5 tiếng để hoàn thành chặng đường trong khi anh chỉ tốn hai tiếng. Mẹ của bé gái đã trả hơn 500 nhân dân tệ cho dịch vụ này.

Người đàn ông trên là một sinh viên đại học chuyên ngành giáo dục thể chất. Anh nói rất vui khi có thể kiếm thêm một khoản thu nhập và giảm gánh nặng tài chính cho gia đình nhờ sức lực của mình.

Video lan truyền trên mạng xã hội thu hút hơn 300.000 lượt thích và 60.000 bình luận, góp phần mở rộng dịch vụ từ Thái Sơn đến nhiều điểm leo núi khác trên khắp đất nước.

Nam thanh niên cõng bé gái 3 tuổi leo núi Thái Sơn, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, tháng 6/2024. Ảnh: Xiaohongshu

Nam thanh niên cõng bé gái 3 tuổi leo núi Thái Sơn, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, tháng 6/2024. Ảnh: Xiaohongshu

Hôm 29/9, một nhóm sinh viên đại học và là người đồng hành bán thời gian tại núi Thái Sơn đã chia sẻ dịch vụ lên top xu hướng trên mạng xã hội Weibo.

Chen, trưởng nhóm, đã cùng 40 người bạn có kinh nghiệm vận động ngoài trời, mở dịch vụ. Khách hàng của họ gồm sinh viên từ các tỉnh, người cao tuổi và cả du khách từ Hàn Quốc và Nhật Bản.

"Trong hành trình, chúng tôi không chỉ hỗ trợ tinh thần du khách mà còn quảng bá văn hóa và ẩm thực địa phương", Chen nói.

Tuy nhiên một số người cũng đặt câu hỏi liệu dịch vụ hỗ trợ tinh thần có đang biến tướng. Trong một số video Xiaohongshu, những người nổi tiếng trên mạng xuất hiện cùng những người đồng hành điển trai. Khách hàng được cõng trên lưng, nắm tay, đút trái cây, thậm chí còn được xoa bóp và khoe cơ bụng để tạo động lực.

Chen thừa nhận từng khách hàng nam có hành vi không đứng đắn với một thành viên nữ. Trước hành vi trên, người này liền dừng chuyến leo núi và lập tức quay xuống núi.

Minh Phương (Theo Sixth Tone)

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Trung Quốc- Sun Zeliang, 27 tuổi, đã kiếm tiền tiêu vặt trong đại dịch Covid-19 nhờ việc bầu bạn, trò chuyện với người cô đơn.
1 tháng trước - Fan Wenqiang thuê ngôi nhà cũ nằm bên bờ sông tỉnh Giang Tây làm nơi 'phục hồi tâm trí' cho mình và ba người bạn sinh năm 1990.
3 tuần trước - Tây Ninh- Từ những cây tre trúc dưới chân núi Bà Đen, Lê Ngọc Dư làm những món đồ chơi, khiến người xem như được trở về với tuổi thơ vô lo, vô nghĩ.
1 tuần trước - Cháng Thị Hương là ứng viên học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ. Cô đã đi làm thuê từ hè năm cô học lớp 8. Nay Hương đỗ khoa ngoại ngữ Trường đại học Hùng Vương (Phú Thọ) và muốn thoát khỏi lời nguyền nghèo đói.
1 tuần trước - Cháng Thị Hương là ứng viên học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ. Cô đã đi làm thuê từ hè năm cô học lớp 8. Nay Hương đỗ khoa ngoại ngữ Trường đại học Hùng Vương (Phú Thọ) và muốn thoát khỏi lời nguyền nghèo đói.
Xem tin bài khác
30 phút trước - Lương 11 triệu đồng/tháng, nhưng nhìn cách tiêu xài, người ta dễ nghĩ Minh A. (27 tuổi, TP Thủ Đức, TP.HCM) là 'rich kid' - con nhà giàu sang chảnh.
48 phút trước - Chạch bên ngoài vàng ruộm, giòn tan mà bên trong vẫn mềm ngọt tự nhiên, thoảng mùi thơm của lá lốt. Khi ăn cuốn chạch với lá lốt chấm nước mắm chua ngọt hoặc tương ớt khá bắt vị.
1 giờ trước - Ngay TP.HCM, có một ngôi nhà nhỏ, cứ mỗi tháng một lần, mọi người của nhóm 'Tâm thiện bụi đời' lại quây quần bên nhau để nấu hàng ngàn bữa cơm cho người nghèo.
1 giờ trước - Ra đời từ năm 1988, chương trình “Vì ngày mai phát triển” của báo Tuổi Trẻ đến nay đã thực hiện 595 chương trình sau gần 36 năm. Báo Tuổi Trẻ trân trọng mới các thành viên đã từng nhận học bổng đăng ký, cập nhật thông tin.
1 giờ trước - Mồ côi cả cha lẫn mẹ, tân sinh viên ngành kế toán Đại học Kinh tế TP.HCM Bùi Thị Yến Ngân (ở xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) và anh trai đùm bọc nhau vượt qua dông bão cuộc đời.