ttth247.com

Tìm sản phẩm đặc thù cho du lịch đêm

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21-8, liên quan đến lĩnh vực văn hóa - thể thao và du lịch, câu chuyện phát triển du lịch đêm trong tổng thể phát triển kinh tế đêm tại các địa phương đã nhận được sự quan tâm của các đại biểu.

Không làm thì thiếu, làm lại thừa

Nêu ý kiến chất vấn, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho hay phát triển sản phẩm du lịch đêm là một mô hình mới được quan tâm thời gian gần đây.

Tuy nhiên, thực tế mô hình du lịch đêm ở nhiều địa phương còn nghèo nàn, đơn điệu, chỉ là phố đi bộ, ẩm thực, hoạt động nghệ thuật - giải trí, lại đêm có đêm không, chủ yếu vào thứ bảy và chủ nhật.

Do đó, ông Hòa đề nghị bộ trưởng Bộ VH-TT&DL cho biết về các chính sách để du lịch đêm phát triển mạnh, sản phẩm đa dạng phong phú và giải trí lành mạnh, giữ chân du khách qua đêm nhằm kích cầu.

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng khẳng định bộ đã có đề án về sản phẩm du lịch đêm trên cơ sở khuyến khích các địa phương nghiên cứu yếu tố quy hoạch để tính toán các dòng sản phẩm và đánh giá thị trường của khách, từ đó tạo ra các sản phẩm du lịch đêm phù hợp.

Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận thực tế từng đề cập là nhiều địa phương làm sản phẩm du lịch đêm nhưng "không làm thì thiếu, làm lại thừa vì du khách không đến".

Dù vậy, ông Hùng cho rằng trách nhiệm chính là chủ tịch UBND các tỉnh, HĐND các tỉnh chứ không phải của Bộ

VH-TT&DL đi làm sản phẩm du lịch. Chẳng hạn, bộ đã gợi ý TP.HCM dựa trên tài nguyên sông nước và dòng sản phẩm chủ lưu là kết hợp sông Sài Gòn kết nối thương cảng để tạo ra dòng sản phẩm.

Trên cơ sở như vậy, TP.HCM nghiên cứu và tạo ra tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ kết nối các sản phẩm trên dòng sông để có nơi cho du khách đến.

Theo ông Hùng, mỗi địa phương cần có cách làm sáng tạo, như tinh thần chỉ đạo trong chỉ thị 08 của Chính phủ và nghị quyết 82 là mỗi địa phương có một sản phẩm du lịch độc đáo, chuyên nghiệp, đặc sắc buộc địa phương phải suy nghĩ.

"Còn nếu hỏi bộ trưởng về làm du lịch đêm thì chúng tôi có đề án, có khung rồi, gợi ý cách làm rồi. Chúng tôi không làm thay cho địa phương được", ông Hùng nêu rõ.

Cần có sản phẩm đặc thù

Trao đổi thêm với Tuổi Trẻ, đại biểu Bùi Hoài Sơn (ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục) cho rằng dù du lịch Việt Nam rất phát triển nhưng du lịch đêm vẫn là một điểm yếu.

Bởi chưa có những mô hình tốt, sản phẩm phù hợp để phát huy tiềm năng và lợi thế của ngành. Trong khi đó theo ông Sơn, nghiên cứu trên thế giới cho thấy khách du lịch dành thời gian chính để tiêu dùng vào ban đêm.

Du lịch đêm lại giúp tăng tiêu dùng, mua sắm, góp phần tăng doanh thu và thuế cho Chính phủ, thúc đẩy sự phát triển và đầu tư trong ngành du lịch.

Đồng thời du lịch đêm có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho cả người dân địa phương và du khách. Các hoạt động, nhà hàng, khách sạn và điểm tham quan mở cửa vào ban đêm tạo ra nhiều công việc mới và đa dạng, mang lại thu nhập cho cộng đồng địa phương.

Du lịch đêm cũng tạo nên một không gian văn hóa mới và độc đáo, cho phép du khách tương tác với văn hóa bản địa, giúp quảng bá và bảo tồn văn hóa truyền thống, nghệ thuật, ẩm thực của địa phương. "Ngoài ra, du lịch đêm mang lại trải nghiệm mới mẻ cho du khách.

Một số điểm đến chỉ thực sự tỏa sáng, sống động vào ban đêm với ánh sáng, âm nhạc và hoạt động đặc biệt, giúp tăng cường trải nghiệm du lịch, tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ cho du khách", ông Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn, Bộ VH-TT&DL đã ban hành đề án khuyến khích các địa phương nghiên cứu và phát triển sản phẩm du lịch đêm là một động thái tích cực, giúp khai thác tiềm năng du lịch của mỗi vùng, đem lại lợi ích bổ sung và kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

Tuy nhiên, phát triển sản phẩm du lịch cần dựa trên quy hoạch và đánh giá thị trường, tránh tình trạng cung vượt quá cầu. Xác định đúng nhu cầu và sở thích của du khách là yếu tố then chốt để phát triển các sản phẩm du lịch thành công.

"Chính các lãnh đạo địa phương là người phù hợp nhất để đánh giá tiềm năng, lập kế hoạch và thực hiện các sản phẩm du lịch phù hợp với đặc thù của từng vùng.

Vì vậy, thừa hay thiếu, hiệu quả hay không hiệu quả của các sản phẩm du lịch đêm đều đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng và chặt chẽ. Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt với những nơi chưa có kinh nghiệm trong quản lý du lịch", ông Sơn nói.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tháng trước - Ngày nay, không những sống nhờ rừng, dân bản Ho Rum (xã Kim Thủy, H.Lệ Thủy, Quảng Bình) còn sống nhờ làm du lịch, lấy được cả tiền của khách Tây, dù chưa ai biết tiếng Anh.
3 tuần trước - Khi thị trường livestream bán hàng ngày một cạnh tranh hơn, những người trẻ mới vào nghề buộc phải tìm cho mình một hướng đi mới và hướng đi ấy không tách rời giá trị cộng đồng.
1 tháng trước - Năm 2022, tờ Traveller (Úc) đánh giá Quy Nhơn (Bình Định) là nơi sẽ mang lại sự rung cảm đích thực về một thành phố nhỏ cùng bãi biển đẹp, hứa hẹn trở thành điểm đến lớn về du lịch biển của VN.
1 tháng trước - Cuối tháng 5 năm 1975, tôi may mắn được theo đoàn nhà văn miền Trung lên Đà Lạt.
Xem tin bài khác
15 phút trước - Hôm qua 19.9, TAND TP.HCM bắt đầu xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm ở giai đoạn 2 về các tội danh 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản', 'rửa tiền' và 'vận chuyển trái phép...
15 phút trước - Nhiều ý kiến ủng hộ việc cấm học sinh dùng điện thoại di động trong trường để tập trung học tập. Bên cạnh đó, một số bạn đọc cho rằng việc này nên áp dụng linh hoạt.
15 phút trước - Theo báo cáo năm 2023, chỉ riêng án dân sự đã có tới hơn 8.000 án bị hủy, sửa dẫn đến vụ án kéo dài, gây ra nhiều tốn kém, hệ lụy, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào công lý.
15 phút trước - Theo dự báo, dù cơn bão số 4 đã đi vào đất liền và tan trên khu vực miền Trung nước Lào, tuy nhiên khu vực từ Hà Tĩnh - Quảng Trị sẽ có lượng mưa rất lớn trong ngày 20.9.
16 phút trước - Bão số 4 đổ bộ vào đất liền và suy yếu, nhưng các địa phương miền Trung đã cảnh giác ứng phó cao độ, di dời dân trước nỗi ám ảnh sạt lở từng xảy ra trước đó…