ttth247.com

'TP HCM sẽ sớm công bố hết dịch sởi'

Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng cho biết 97% trẻ em 1-10 tuổi đã được tiêm vaccine sởi, nếu một số quận huyện tăng tốc tiêm thì thành phố sẽ sớm chấm dứt được dịch sởi.

Ngày 5/10, ông Thượng cho biết 13 quận huyện đã đạt tỷ lệ tiêm vaccine sởi trên 95% cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi. Đây là mức bao phủ cần thiết để có thể tạo miễn dịch cộng đồng, ngăn ngừa bệnh bùng phát và tiến đến mục tiêu loại trừ bệnh sởi.

9 quận huyện còn lại chưa đạt mức an toàn trên 95% gồm Cần Giờ, quận 3, quận 10, quận 6, Tân Phú, Bình Tân, Bình Thạnh, huyện Nhà Bè, huyện Củ Chi.

"Nếu 9 quận huyện này đẩy nhanh hơn nữa chiến dịch tiêm vaccine sởi thì thành phố sẽ sớm công bố chấm dứt được dịch sởi", ông Thượng nói.

Điều kiện để thành phố công bố hết dịch sởi là 21 ngày không ghi nhận ca bệnh mới sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine. Chiến dịch tiêm vaccine để nâng miễn dịch cộng đồng được triển khai từ 31/8, vài ngày sau khi UBND công bố dịch sởi. Chiến dịch tiêm cho tất cả trẻ 1-10 tuổi, với 300.000 liều vaccine mua từ ngân sách thành phố.

Thành phố ghi nhận 23 ca sởi trong ngày 3/10, ở 11 quận huyện, nâng tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay lên gần 1.200. Những nơi có số ca mắc tích lũy cao là Bình Chánh (268 ca), Bình Tân (239 ca) và TP Thủ Đức (102 ca).

Trẻ khám sàng lọc trước khi tiêm ngừa sởi tại trường học, tháng 9/2024. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM

Trẻ khám sàng lọc trước khi tiêm ngừa sởi tại trường học, tháng 9/2024. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM

Sở Y tế yêu cầu các quận huyện chưa đạt tỷ lệ tiêm vaccine 95% cần đẩy nhanh tốc độ. Nơi đã tiêm trên 95% duy trì cập nhật tình hình trẻ di biến động, tiếp tục tiêm khi phát hiện còn trẻ chưa tiêm đủ mũi.

Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng... Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban. Trẻ mắc bệnh đa phần tự khỏi, song một số nhóm như suy giảm miễn dịch, ung thư, bệnh mạn tính, tim bẩm sinh... nguy cơ diễn tiến nặng, có thể tử vong. Trẻ mắc sởi thường giảm miễn dịch lâu dài, dễ còi cọc suy dinh dưỡng, mắc các bệnh khác sau đó.

Lê Phương

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - TP HCM ghi nhận 95 ca sởi tuần qua cho thấy bệnh có dấu hiệu chững lại, chiến dịch tiêm vaccine được tăng tốc để sớm hết dịch.
2 tuần trước - TP HCM ghi nhận 111 ca sởi tuần qua, ngành y tế nhận định chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ 1- 5 tuổi đạt mức an toàn nhưng số ca mắc giảm chậm.
2 ngày trước - Số bệnh nhân sởi tại 19 tỉnh thành phía Nam đang tăng nhanh, chủ yếu trẻ 1-10 tuổi, song xuất hiện ổ dịch ở người lớn trong nhà máy.
1 tháng trước - Về việc công bố dịch tại địa phương, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết công bố dịch phụ thuộc vào 2 tiêu chí: yếu tố về chuyên môn và khả năng đáp ứng của địa phương.
1 tháng trước - Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng kiến nghị Bộ Y tế sớm lập trung tâm lưu trữ quốc gia về thuốc hiếm, gồm thuốc trị bệnh thường gặp như sởi nhưng khi cần lại không có vì nhiều lý do.
Xem tin bài khác
26 phút trước - Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy người con cả (con đầu lòng) và con một dễ bị trầm cảm hoặc rối loạn âu lo không rõ nguyên nhân.
26 phút trước - Ho kèm chất nhầy, sốt cao, đau ngực, khó thở hay môi và móng tay xanh xao có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm phổi.
41 phút trước - Giải thưởng Thành tựu y khoa Việt Nam nhận được 68 sản phẩm đăng ký tham gia đến từ TP.HCM và 2 tỉnh thành Đắk Nông và Cần Thơ.
59 phút trước - Xuất tinh sớm là vấn đề tình dục khá phổ biến trên thế giới, ảnh hưởng đến 20-30% nam giới trong độ tuổi 18-59.
1 giờ trước - Bệnh viện Ung bướu Nghệ An được Bộ Y tế công nhận là bệnh viện chuyên khoa điều trị ung bướu tuyến cuối của khu vực Bắc Trung bộ.