ttth247.com

TP.HCM phát hiện 21 học sinh bị bệnh sởi

Các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn TP.HCM đã phát hiện 21 học sinh bị bệnh sởi trong tháng 8-2024.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn thành phố đã phát hiện 21 học sinh bị bệnh sởi trong tháng 8-2024. Sau khi các bé chữa trị tại các cơ sở y tế, đến chiều 29-8, 21 học sinh mầm non, tiểu học này đều đã được về nhà.

Cũng theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, hiện sở đã chỉ đã chỉ đạo các trường tăng cường những biện pháp phòng, chống bệnh sởi trong trường học theo đúng hướng dẫn của ngành y tế.

Trong đó, cần chú trọng công tác phát hiện sớm ca bệnh tại nhóm trẻ và trường mầm non. Các trường cần thông tin ngay đến trạm y tế phường, xã, thị trấn khi có ca bệnh.

Các trường học phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.

Ngoài ra, các cơ sở giáo dục cần tiếp tục phối hợp với ngành y tế trong công tác quản lý, rà soát tiền sử tiêm chủng của học sinh. Từ đó, nhà trường sẽ phối hợp với ngành y tế tổ chức các chiến dịch tiêm vắc xin tại trường học.

Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM cũng yêu cầu nhà trường truyền thông đến học sinh, phụ huynh biết về đường lây truyền bệnh sởi, lợi ích của việc tiêm chủng phòng bệnh sởi, các vắc xin phòng bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng… để phụ huynh đồng thuận tham gia.

Cụ thể là công tác động viên, khuyến khích phụ huynh chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi (chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi xắc xin sởi) đi tiêm đầy đủ và đúng lịch; Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; 

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ; Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày; Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ; Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ; 

Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Sáng 29-8, trong buổi kiểm tra phòng chống dịch sởi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 của đoàn Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương dẫn đầu, ông Tăng...
6 ngày trước - Số bệnh nhân sởi tại 19 tỉnh thành phía Nam đang tăng nhanh, chủ yếu trẻ 1-10 tuổi, song xuất hiện ổ dịch ở người lớn trong nhà máy.
3 tuần trước - Giải thưởng Thành tựu Y khoa Việt Nam lần 5, năm 2024 chuyên đề “Y tế thông minh” đã nhận được 46 sản phẩm tham gia bình chọn đến từ 26 bệnh viện trên địa bàn TP.HCM tính đến hết 30.9.
1 tháng trước - TP HCM ghi nhận 96 ca mắc sởi trong tuần qua, dấu hiệu chững lại, ngành y tế tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhằm hoàn tất chiến dịch tiêm vaccine trong tháng 9.
2 tuần trước - Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng cho biết 97% trẻ em 1-10 tuổi đã được tiêm vaccine sởi, nếu một số quận huyện tăng tốc tiêm thì thành phố sẽ sớm chấm dứt được dịch sởi.
Xem tin bài khác
31 phút trước - Mỹ- Nina Munro, 41 tuổi, nhập viện cấp cứu do nồng độ natri trong máu xuống thấp nguy hiểm sau khi uống quá nhiều nước.
32 phút trước - Súp lơ xanh, bí ngòi, cà rốt, khoai lang, bắp cải, giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, góp phần ổn định lượng đường trong máu.
32 phút trước - TP HCM- Chị Hương, 40 tuổi, một mình đến bệnh viện khám hiếm muộn, sau hai lần thụ tinh ống nghiệm bất thành mới phát hiện chồng cũng vô sinh.
32 phút trước - Hà Nội- Bé gái 8 ngày tuổi nhập viện trong tình trạng tím tái, khó thở, xẹp phổi do nhiễm virus RSV lây qua đường hô hấp.
38 phút trước - Y học phương Đông coi sắc mặt là biểu hiện thần khí của cơ quan tạng phủ. Y học phương Tây dựa vào sự phản chiếu của mỗi bộ phận trong cơ thể lên mặt lập bản đồ hướng dẫn chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, xem sắc mặt để phát hiện sớm bệnh.