ttth247.com

TP.HCM thí điểm dạy học bằng tiếng Anh: Chọn mô hình nào?

Nên chọn mô hình nào để mang lại hiệu quả cao nhất?

Cô Trần Thúy An (hiệu trưởng Trường THCS Minh Đức, quận 1, TP.HCM):

Nên chọn môn học rồi lan tỏa theo lộ trình

TP.HCM không thể ngay lập tức "áp" việc dạy học bằng tiếng Anh trong nhà trường ngay cả khi chọn lọc trường để thí điểm 100% ở các lớp, các khối với tất cả các bộ môn.

Nguyên nhân vì chất lượng học sinh không đồng đều, trình độ giáo viên nói tiếng Anh chưa tốt, chưa được đào tạo chuyên ngành về tiếng Anh.

Tuy nhiên, các trường công lập tại TP.HCM có thể thực hiện việc dạy học bằng tiếng Anh theo lộ trình dựa trên các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ giáo viên của Nhà nước.

Theo đó, các trường phổ thông có thể dạy học các môn toán - khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh trước theo cơ chế khuyến khích và bổ trợ của giáo viên nước ngoài thời gian đầu; hoặc thực hiện bồi dưỡng giáo viên Việt Nam dạy về trình độ tiếng Anh đối với những giáo viên hiện đã có trình độ tiếng Anh giao tiếp tốt.

Đồng thời, có cơ chế khuyến khích gối đầu đối với các giáo viên bộ môn khác về hỗ trợ nâng chuẩn tiếng Anh trong giao tiếp, dạy học.

Đối với quản lý, để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ giao tiếp trong nhà trường, tăng cường khả năng tương tác giữa giáo viên với nhau, tạo môi trường tốt cho việc dạy học ở trên lớp, trường cần tạo những không gian yêu cầu nói tiếng Anh đối với giáo viên và có cơ chế khuyến khích giáo viên trau dồi khả năng tiếng Anh trong dạy học.

Lộ trình thực hiện có thể là 4-5 năm để đảm bảo phủ được việc dạy học sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai trong các môn học.

Ông Lê Xuân Quỳnh (chủ nhiệm bộ môn ngôn ngữ, khoa truyền thông và thiết kế, Đại học RMIT Việt Nam):

Bắt đầu thí điểm từ mầm non, tiểu học

Có thể bắt đầu một thế hệ ngôn ngữ thứ hai là tiếng Anh từ bậc mầm non, tiểu học trở đi. Với thực tiễn TP.HCM hiện nay, một thế hệ sử dụng ngôn ngữ thứ hai bằng tiếng Anh từ bậc mầm non, tiểu học sẽ dễ thực hiện hơn.

Tuy nhiên, mô hình này cũng cần tính toán đến lực lượng giáo viên dạy học, chương trình dạy học ra sao, yếu tố giáo viên nước ngoài như thế nào...

Cụ thể, cái khó nhất của việc đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong dạy học không phải đến từ người học mà đến từ lực lượng giáo viên người Việt. Làm sao để có đủ giáo viên để thực hiện việc đưa tiếng Anh vào dạy học nếu như giáo viên chỉ được bồi dưỡng và không được đào tạo bài bản về chuyên môn bằng tiếng Anh?

Vì thế, dù TP.HCM là đơn vị thực hiện thí điểm đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai vào dạy học đầu tiên thì chính sách của Nhà nước là các trường đại học sư phạm cần phải đào tạo lực lượng giáo viên bằng tiếng Anh.

Các trường đại học sư phạm cần phải ngay lập tức tuyển sinh và đào tạo sinh viên sư phạm các môn, trước tiên là các môn tự nhiên toán - lý - hóa bằng tiếng Anh và giảng viên có thể đến từ các nước nói tiếng Anh.

Cô Trần Vân Thy (tổ trưởng bộ môn tiếng Anh, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền):

Giáo viên nước ngoài bổ trợ giáo viên Việt Nam

Điều quan trọng nhất trong môi trường dạy học dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai là việc học sinh hứng thú giao tiếp, khả năng nghe, hiểu tiếng Anh.

Để thực hiện việc này, các trường cần chuẩn bị nhân lực dạy tiếng Anh bổ trợ cho nhau và có phương pháp tổ chức dạy học phù hợp khuyến khích học sinh sử dụng tiếng Anh thường xuyên, liên tục và hằng ngày.

Để tăng cường và khuyến khích học sinh nghe, nói tiếng Anh, các cặp giáo viên nước ngoài (theo chương trình Tăng cường tiếng Anh) và Việt Nam sẽ phối hợp trong chương trình giảng dạy.

Tại trường chúng tôi, từ năm 2004 đến nay, việc dạy tiếng Anh ở mỗi lớp của trường này vẫn luôn thực hiện mô hình song song hai giáo viên người Việt - một giáo viên người nước ngoài tại mỗi lớp.

Theo đó, dựa trên trình độ tiếng Anh của học sinh từng lớp, các cặp giáo viên Việt Nam - nước ngoài sẽ có chương trình phù hợp với từng lớp. Vì thế, có lớp thì hoạt động thuyết trình được đẩy mạnh hơn nhưng có những lớp thích hoạt động nhóm, trình bày, chuẩn bị tài liệu...

Với những gì đã và đang thực hiện, mô hình giáo viên nước ngoài hỗ trợ giáo viên Việt Nam trong dạy học thời gian đầu có thể là một mô hình hay nếu đội ngũ này được tuyển chọn từ Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - TP HCM sẽ nghiên cứu, chọn một số trường để xin thí điểm dùng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
1 tháng trước - Năm học 2024 - 2025, TP.HCM sẽ lựa chọn các trường phổ thông công lập để thí điểm dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2 dạy học. Đây là bước đột phá của giáo dục TP.HCM trong năm học mới.
1 tuần trước - Từng bước đưa tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong trường học thông qua việc đẩy mạnh phong trào dạy và học tiếng Anh tại những cơ sở giáo dục được cho phép thí điểm là bắt kịp với xu hướng thế giới nhưng cũng đối diện nhiều thách thức...
3 ngày trước - Tại hội nghị tổng kết năm học 2023-2024, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM quyết định thí điểm đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ dạy học thứ hai trong nhà trường.
1 tháng trước - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã yêu cầu TP.HCM sớm có trường phổ thông dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2.
Xem tin bài khác
18 phút trước - Đó là chia sẻ của ông Luke Turner, giám đốc điều hành Trường song ngữ quốc tế Emasi Nam Long, TP.HCM, về việc tổ chức "Tuần lễ sẻ chia" hướng về vùng bão lũ cho học sinh.
2 giờ trước - Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
3 giờ trước - Huân chương Cành cọ hàn lâm ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của TS Phan Thị San Hà trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm CARE, cũng như bồi đắp mối quan hệ giữa Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) và các đối tác Pháp.
4 giờ trước - Ớn lạnh, nổi gai ốc, không dám xem hết hình ảnh, video... là những cảm giác của những người tham gia buổi tập huấn, khi nghe trung tá Bùi Thái Đức, chuyên viên chính Phòng Tham mưu, Công an TP.HCM điểm lại những vụ bạo hành trẻ em chấn...
4 giờ trước - Nhiều sinh viên có sản phẩm đăng trên báo Tuổi Trẻ, một số sinh viên xuất sắc có tư duy đề tài và hoàn thiện sản phẩm truyền thông như phóng viên.