ttth247.com

TP.HCM xuất hiện nhiều ổ dịch sởi ở trường học, bảo vệ trẻ ra sao?

tác giả

Chưa đầy một tuần sau khai giảng, TP.HCM đã xuất hiện 5 ổ dịch sởi tại các trường tiểu học.

Để ngăn chặn dịch sởi lây lan, nhiều quận huyện và TP Thủ Đức tăng tốc triển khai các biện pháp ngăn dịch sởi.

Gấp rút tiêm chủng cho trẻ

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, kể từ ngày khai giảng tới nay, tại thành phố xuất hiện 5 ổ dịch sởi tại 4 trường tiểu học của huyện Bình Chánh, quận 7, quận Tân Phú và TP Thủ Đức. Hầu hết học sinh mắc sởi đều chưa tiêm đủ mũi vắc xin.

Sáng 12-9, Trường tiểu học Phạm Hùng (huyện Bình Chánh, TP.HCM) cùng Trạm y tế xã Bình Hưng (huyện Bình Chánh) phối hợp tiêm vắc xin cho học sinh. Hơn 8h sáng, học sinh xếp hàng ngay ngắn, lực lượng y tế đã chuẩn bị sẵn sàng vắc xin, kiểm tra sổ tiêm chủng và khám sàng lọc.

Bà Nguyễn Lê Bích Loan, hiệu trưởng Trường tiểu học Phạm Hùng (huyện Bình Chánh) - cho biết hiện nay tại trường đã ghi nhận một học sinh nghi mắc sởi. Bà Lê Thị Kiều Ngân, trưởng Trạm y tế xã Bình Hưng, chia sẻ trạm y tế đã hướng dẫn trường vệ sinh, khử khuẩn xung quanh môi trường học tập của trẻ.

"Sáng nay trạm đã điều phối 9 cán bộ và 8 cộng tác viên tiêm vắc xin cho khoảng 600 học sinh. Trạm y tế cũng rà soát các bé tại trường mầm non, mời trẻ tham gia tiêm vắc xin theo lịch tiêm, vào từng trường từng nhà để tuyên truyền phòng, chống dịch", bà Ngân nói.

Làm gì để bảo vệ trẻ?

Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - nhận định số ca sởi đang tiếp tục gia tăng song tiến độ tiêm chủng ở các địa phương còn khá chậm. Có những quận không tổ chức hoặc tổ chức rất ít điểm tiêm chủng tại trường.

Ông Châu lưu ý đang trong thời kỳ dịch sởi, trẻ có triệu chứng lâm sàng như sốt, phát ban nên cần tổ chức xử lý ổ dịch ngay, không cần đợi có kết quả xét nghiệm dương tính mới phòng chống dịch.

Thống kê từ 22-5 đến nay tại TP.HCM là 581 ca, trong đó 531 ca nhập viện, khoảng 75% trẻ bệnh chưa tiêm đủ vắc xin. Hiện Sở Y tế huy động các cơ sở tư nhân tham gia chiến dịch tiêm vắc xin sởi. Sau 10 ngày triển khai chiến dịch đã có 19.821 trẻ 1 - 5 tuổi tiêm vắc xin sởi, đạt 32,6%/tổng số trẻ diện phải tiêm.

Hai công ty tư nhân đã đăng ký tham gia chiến dịch tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi miễn phí theo hướng dẫn của ngành y tế, ước tính số trẻ từ 1 - 5 tuổi chưa tiêm đủ mũi vắc xin sởi tại TP.HCM là 60.733 trẻ, trẻ 6 - 10 tuổi là 63.303 trẻ.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - 5 ổ dịch sởi tại 5 trường tiểu học ở quận 7, Bình Chánh, Tân Phú, TP Thủ Đức (TP.HCM), trong đó riêng huyện Bình Chánh có 2 ổ dịch sởi.
1 tuần trước - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM ghi nhận 5 ổ dịch sởi tại 5 trường tiểu học ở quận 7, Bình Chánh, Tân Phú, TP Thủ Đức, cảnh báo nguy cơ bùng dịch trong trường học.
1 tuần trước - 5 ổ dịch sởi tại 5 trường tiểu học ở quận 7, Bình Chánh, Tân Phú, TP Thủ Đức (TP.HCM), trong đó riêng huyện Bình Chánh có 2 ổ dịch sởi.
5 ngày trước - Sở Y tế TP HCM lập 12 tổ phản ứng nhanh xử lý các ổ dịch sởi xuất hiện trong trường học cho đến khi chiến dịch tiêm vaccine đạt trên 95% trẻ 1-10 tuổi.
1 tháng trước - Hiện nay, số ca mắc bệnh sởi đang tăng nhanh ở nước ta. Đối phó với căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra chúng ta cần trang bị những kiến thức y tế như thế nào?
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
5 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
5 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.