ttth247.com

Tránh những đề xuất đưa ra rồi rút lại

Tuy nhiên, việc có nhiều đề xuất vừa đưa đã phải rút về cũng gây băn khoăn đối với công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của bộ này.

Thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã nỗ lực xây dựng dự luật Nhà giáo với mong muốn giúp "lấp đầy" khoảng trống về pháp lý với nhà giáo, đồng thời nâng vị thế của nhà giáo qua những chính sách đãi ngộ thỏa đáng về tiền lương, phụ cấp, ưu đãi… Với mục tiêu ấy, Bộ GD-ĐT đưa vào dự thảo nhiều đề xuất, quy định liên quan đến nhà giáo. Trong số này, có những đề xuất khiến nhà giáo "nức lòng" như: lương cao nhất; giảm tuổi nghỉ hưu cho nhà giáo mầm non; giữ các chính sách về phụ cấp…

Tuy nhiên, cũng có những quy định khiến nhà giáo thêm hoang mang và vô hình trung phải nhận những "lời ong tiếng ve" của dư luận về "đặc quyền, đặc lợi". Miễn học phí cho con nhà giáo là một trong những đề xuất như vậy, dù mục đích của ban soạn thảo là nhằm tạo ra một "chính sách đột phá", tạo điều kiện cho nhà giáo phát triển cũng như nâng cao vị thế nghề nghiệp…

Nhận quá nhiều những ý kiến góp ý, phản biện của dư luận, mới đây ban soạn thảo đã rút đề xuất nói trên ra khỏi dự thảo luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội vào ít ngày tới.

Trước đó, cơ quan soạn thảo cũng đã rút quy định về việc nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo luật Nhà giáo lần thứ 5. Dù đưa ra nhiều lý do nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn là đề xuất nhận về nhiều phản ứng. Nhiều ý kiến góp ý được coi là "thấu tình, đạt lý" bởi trong bối cảnh Chính phủ đang nỗ lực giảm bớt các thủ tục "hành là chính", cắt các loại "giấy phép con" thì chứng chỉ hành nghề nhà giáo nếu trở thành quy định chính thức sẽ đi ngược lại nỗ lực ấy, khiến giáo viên bất an khi đang giảng dạy lại phải làm thêm "thủ tục" gì đó để có chứng chỉ hành nghề. Người trẻ cũng không chọn vào ngành sư phạm bởi ngoài bằng cấp đạt chuẩn đào tạo, thực hành sư phạm họ lại phải chờ sự "cấp phép" của một đơn vị hành chính nào đó để được hành nghề.

Không chỉ với luật Nhà giáo, một số quyết sách quan trọng khiến các nhà trường, học sinh và phụ huynh đặc biệt quan tâm như quy chế tuyển sinh THPT mới đây cũng khiến xã hội băn khoăn về quá trình xây dựng dự thảo. Điển hình là việc Bộ GD-ĐT phải rút đề xuất "bốc thăm" môn thi thứ 3 vào lớp 10 bởi làn sóng phản ứng dữ dội xen lẫn ngạc nhiên vì một quy định đầy tính "may - rủi" lại được dự kiến đưa vào văn bản quy phạm pháp luật.

Những thay đổi lớn, những chính sách tác động mạnh đến quyền lợi, trách nhiệm của số đông chắc chắn khó tránh khỏi những ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn mà một cơ quan quản lý cấp bộ liên tục phải rút lại những quy định do không nhận được sự đồng thuận của số đông thì nên xem xét lại sự nghiêm túc, chỉn chu cần có trong quá trình nghiên cứu kinh nghiệm và thực tiễn, đánh giá tác động khi đề xuất một chính sách quan trọng.

Cầu thị hay lắng nghe là cần thiết, nhưng việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không nên và không thể đơn giản theo cách: cứ đề xuất, nếu không được đồng tình thì lại rút về.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Sau phản ứng của dư luận, Bộ GD-ĐT đã rút đề xuất phải bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 nhưng lại yêu cầu môn này phải thay đổi hằng năm và chỉ công bố trước ngày 31.3.
1 tháng trước - Cựu chủ tịch Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam Nguyễn Đức Thái vừa bị cáo buộc nhận hối lộ với tổng số tiền 24,9 tỉ đồng, hai nhà cung cấp giấy in bị đề nghị truy tố về tội đưa hối lộ.
3 tuần trước - Trong những ngày qua, trên các diễn đàn của học sinh TP.HCM lan truyền hình ảnh nội dung trao đổi giữa giáo viên và học sinh khiến học sinh bức xúc cho rằng mới đầu năm mà giáo viên đã gợi ý ép đi học thêm…
1 tháng trước - Một giáo sư thần kinh học tại Đại học California, Los Angeles (UCLA, Mỹ) vừa khởi kiện với cáo buộc 6 nhà xuất bản tạp chí học thuật lớn vi phạm luật chống độc quyền vì cấm tác giả nộp bản thảo cho nhiều tạp chí cùng lúc và không trả tiền...
2 tuần trước - Thanh Hóa- Một cô giáo bị "khiển trách", bốn người "rút kinh nghiệm", khi nhập nhầm điểm, khiến một học sinh từ thủ khoa thành trượt lớp 10, theo đề xuất của trường.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Nhóm sinh viên Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã chế tạo robot y tá có khả năng nhận diện khuôn mặt, nhằm hỗ trợ tình trạng quá tải ở các bệnh viện.
1 giờ trước - Trong vai cha mẹ cần tìm trường cho con bị tự kỷ, phóng viên Tuổi Trẻ ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đã dành nhiều tháng tìm kiếm, thâm nhập.
1 giờ trước - Bành Khánh Dung, cựu sinh viên khóa 13 ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU), đã trở thành tiếp viên hàng không của Emirates Airlines.
1 giờ trước - Khoảng 100.000 học sinh Quảng Bình và Quảng Trị được cho nghỉ học để đảm bảo an toàn, sau mưa lớn vì ảnh hưởng của bão Trà Mi.
1 giờ trước - Trước thực trạng dạy thêm, học thêm trái quy định diễn ra trong thời gian gần đây, gây bức xúc dư luận, nhiều địa phương đã đưa ra những chỉ đạo quyết liệt nhằm chấn chỉnh tình trạng này.