ttth247.com

Trào lưu bắt pen cổ gây xỉu: Coi chừng đột quỵ do thiếu máu

Chuyên gia cảnh báo hành vi ‘bắt pen cổ gây xỉu’ - dùng 2 tay nhấn vào động mạch ở cổ - có thể gây đột quỵ do thiếu máu, thậm chí ngưng tim.

Gần đây, giới trẻ có trào lưu ‘bắt pen cổ gây xỉu’ - dùng 2 tay nhấn vào động mạch ở cổ.

Trào lưu này đang được lan truyền trên mạng xã hội, nhiều học sinh - sinh viên bắt chước làm theo.

Đã có những đoạn clip ghi lại hình ảnh người trẻ dùng tay ấn vào cổ để ép động mạch cảnh 2 bên, chỉ để tìm cảm giác “phê” khi lịm đi, mất ý thức ít giây.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM, đây là việc làm gây hậu quả khôn lường, nguy hiểm đến sức khỏe.

Nhiều học sinh đu trend ‘bắt pen cổ gây xỉu’ - dùng hai tay nhấn vào động mạch ở cổ. Ảnh chụp màn hình

Nhiều học sinh đu trend ‘bắt pen cổ gây xỉu’ - dùng hai tay nhấn vào động mạch ở cổ. Ảnh chụp màn hình

Bác sĩ Thắng phân tích, cơ thể chúng ta có 2 hệ thống mạch máu chính cung cấp máu lên não bộ, gồm 3 động mạch cảnh (tuần hoàn trước) chịu trách nhiệm 70-80% nhu cầu của não bộ; động mạch sống - nền (tuần hoàn sau) chịu trách nhiệm 20-30% nhu cầu máu còn lại.

Các hệ thống mạch máu phía trước - sau và 2 bên được liên kết với nhau qua đa giác Willis (giống như vòng xoay giao thông), nhằm đảm bảo nhu cầu máu lên não luôn ổn định khi một bên bị sự cố.

Tại hai động mạch cảnh trong đoạn cổ còn có xoang cảnh có tác động điều chỉnh nhịp tim và huyết áp.

Khi dùng tay ép chặt 2 bên động mạch cảnh sẽ làm giảm tưới máu não nghiêm trọng (do chịu trách nhiệm 70-80% lượng máu lên não). Nếu bỏ tay nhanh sẽ gây chóng mặt, ngất, mất ý thức thoáng qua.

Trường hợp nếu ép quá lâu, có thể gây đột quỵ do thiếu máu, đặc biệt khi đã có sẵn tình trạng tắc hẹp mạch máu trước đó (nhưng không biết); hoặc cũng có thể gây ra tổn thương não do hội chứng tăng tái tưới máu.

Ngoài ra, nếu dùng sức tay ép quá mạnh cũng có thể gây tổn thương động mạch cảnh.

Năm 2008, y khoa thế giới từng ghi nhận trường hợp một phụ nữ trẻ nhập viện vì yếu nửa người. Khảo sát mạch máu cho thấy hình ảnh bóc tách động mạch cảnh trong. Khai thác bệnh sử trước đó cho thấy người phụ nữ này chỉ bị cậu con trai bám vào cổ để đu.

Cuối cùng, hành vi ép cổ gây kích thích xoang cảnh, có thể làm chậm nhịp tim, thậm chí ngưng tim.

"Tóm lại, hành vi ‘bắt pen cổ gây xỉu’ - dùng hai tay nhấn vào động mạch ở cổ là việc làm nguy hiểm cần phải ngăn chặn trên các mạng xã hội. Đây hoàn toàn không phải trò chơi để có thể mạo hiểm thử tìm cảm giác" - bác sĩ Thắng nhấn mạnh.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Trào lưu 'bắt pen' là hành động có thể chặn động mạch cảnh hai bên gây thiếu máu não, thậm chí ngưng tim, đột quỵ.
4 ngày trước - CDC Hà Nội cảnh báo trào lưu “bắt pen” đang được lan truyền trên TikTok cực kỳ nguy hiểm, nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí gây tử vong.
1 tuần trước - Trào lưu 'bắt pen' (dùng hai tay ấn mạnh vào vùng cổ) để tìm cảm giác phê lịm, ngất xỉu từ từ đang được giới trẻ đua nhau thực hiện. Bác sĩ cảnh báo đây là hành động nguy hiểm, nếu ấn và để quá lâu có thể tổn thương não, ngưng tim.
2 ngày trước - Theo kết quả khảo sát qua điện thoại của Trung tâm Nghiên cứu dư luận toàn Nga (VTsIOM) với 1.600 người Nga từ 18 tuổi trở lên, gần 75% coi trào lưu mới xuất hiện chủ yếu trong trẻ em 'người giả thú' (quadrobic) là đáng phải lo lắng.
3 tuần trước - Nhiều người dùng TikTok chia sẻ về mẹo chăm sóc giấc ngủ mới, quấn mình trong chăn trước khi đi ngủ như trẻ sơ sinh, song chuyên gia đánh giá chưa có bằng chứng khoa học.
Xem tin bài khác
28 phút trước - Giảm một nửa lượng đường, hạn chế dùng đường trắng, tiêu thụ thực phẩm lành mạnh thay vì ăn nhiều đồ ngọt là ba trong 5 cách giúp cơ thể khỏe mạnh.
28 phút trước - Nam giới khám sức khỏe tiền hôn nhân thì cần khám và làm các xét nghiệm nào? (Phạm Tuấn Kiệt, 32 tuổi, TP HCM)
28 phút trước - Dù đều có các mảng da khô, đỏ đặc trưng, song bệnh chàm gây ngứa nhiều hơn và các nốt sưng, trong khi vảy nến khiến da bong tróc từng mảng.
58 phút trước - Cây mã đề là loại cây thuốc dân gian rất phổ biến, thường mọc dại ở các vùng làng quê Việt Nam. Cây mã đề được dùng nhiều trong những bài thuốc dân gian chữa nhiều loại bệnh.
1 giờ trước - Hiện nay, tình trạng mưa to kéo dài và ngập nước diễn ra ở nhiều nơi, không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống, mà còn tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh, trong đó có các bệnh về da, phát triển mạnh do tiếp xúc với nước bẩn và môi trường ô...