ttth247.com

Trào lưu 'bắt pen' là gì mà bác sĩ cảnh báo nguy cơ ngưng tim, đột quỵ?

Giới trẻ đua nhau "bắt pen"

"Bắt pen" là một trào lưu đang phổ biến trên TikTok thu hút nhiều bạn trẻ tham gia. Khi tham gia trò này, một người sẽ nhấn hai cái ven (hai bên mạch máu cổ) của người còn lại cho đến khi bất tỉnh. Theo chia sẻ trong các video, khi thực hiện trào lưu này sẽ mang đến cảm giác phê. Vì hiếu kỳ, tò mò muốn trải nghiệm như mô tả trong video nên nhiều người thực hiện theo.

Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Liên chi hội Đột quỵ TP.HCM - Trưởng khoa Bệnh lý Mạch máu não - Bệnh viện Nhân dân 115, cho biết có hai hệ thống mạch máu chính đảm nhận nhiệm vụ cung cấp máu lên não bộ. Thứ nhất là hai động mạch cảnh (tuần hoàn trước) chịu trách nhiệm 70-80% nhu cầu của não bộ; động mạch sống-nền (tuần hoàn sau) chịu trách nhiệm 20-30% nhu cầu máu còn lại. Các hệ thống mạch máu phía trước-sau và hai bên được liên kết với nhau qua đa giác Willis (giống như vòng xoay giao thông), nhằm đảm bảo nhu cầu máu lên não luôn ổn định khi một bên bị sự cố.

"Tại hai động mạch cảnh trong đoạn cổ, còn có xoang cảnh có tác động điều chỉnh nhịp tim và huyết áp. Do đó việc dùng tay ấn vào cổ để ép động mạch cảnh trong hai bên, chỉ để tìm cảm giác phê bị lịm đi, mất ý thức trong ít giây là rất nguy hiểm", bác sĩ Thắng chia sẻ.

Việc ép chặt 2 bên động mạch cảnh sẽ gây giảm tưới máu não nghiêm trọng (do chịu trách nhiệm 70-80% lượng máu lên não). Nếu bỏ tay nhanh, sẽ gây chóng mặt, ngất, mất ý thức thoáng qua. Trường hợp nếu ép quá lâu, có thể gây đột quỵ do thiếu máu, đặc biệt khi đã có sẵn tình trạng tắc hẹp mạch máu trước đó (nhưng không biết); hoặc cũng có thể gây ra tổn thương não do hội chứng tăng tái tưới máu.

Trào lưu 'bắt pen' là gì mà bác sĩ cảnh báo nguy cơ ngưng tim, đột quỵ?- Ảnh 1.

Trào lưu "bắt pen" dùng hai tay nhấn mạnh vào cổ thu hút nhiều người tham gia

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH TIKTOK

Ngoài ra, việc ép quá mạnh tay cũng có thể gây tổn thương động mạch cảnh. Điển hình, có trường hợp một một phụ nữ trẻ, nhập viện vì yếu nửa người. Khảo sát mạch máu, cho thấy hình ảnh bóc tách động mạch cảnh trong. Khai thác bệnh sử trước đó, cô này chỉ bị cậu con trai bám vào cổ để đu. Ngoài ra, việc ép cổ gây kích thích xoang cảnh, có thể làm chậm nhịp tim và ngưng tim.

"Đây hoàn toàn không phải là trò chơi"

"Việc làm trên của nhiều bạn trẻ cần phải ngăn chặn. Nó không phải là trò chơi để có thể mạo hiểm thử tìm cảm giác", bác sĩ Thắng khuyến cáo.

Cùng quan điểm, thạc sĩ - bác sĩ Calvin Q.Trịnh, Giám đốc Đơn vị Phục hồi chức năng và hình thể HMR (Bệnh viện Phương Châu), cho biết cổ có một vùng "tam giác chết", nơi có chứa hai mạch máu quan trọng gọi là động mạch cảnh - mạch máu đưa chất dinh dưỡng nuôi toàn bộ não. Do đó, khi tác động mạnh có thể gây ngất xỉu ngay lập tức. Trong quá trình chèn ép vào cổ, áp lực lên các mạch máu tăng khiến lượng máu lưu thông bị giảm, nguy cơ đột quỵ tăng.

"Động mạch cảnh cấp máu lên não, khi bị chèn ép gây thiếu máu, lơ mơ, ảo giác rất nguy hiểm. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ nhầm tưởng đây là cảm giác phê, xả stress... Do đó, cần phải hết sức tỉnh táo trước các trào lưu, đôi khi phải trả giá bằng cả tính mạng", bác sĩ Calvin Q.Trịnh phân tích.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
4 ngày trước - CDC Hà Nội cảnh báo trào lưu “bắt pen” đang được lan truyền trên TikTok cực kỳ nguy hiểm, nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí gây tử vong.
1 tuần trước - Trào lưu 'bắt pen' (dùng hai tay ấn mạnh vào vùng cổ) để tìm cảm giác phê lịm, ngất xỉu từ từ đang được giới trẻ đua nhau thực hiện. Bác sĩ cảnh báo đây là hành động nguy hiểm, nếu ấn và để quá lâu có thể tổn thương não, ngưng tim.
6 ngày trước - Chuyên gia cảnh báo hành vi ‘bắt pen cổ gây xỉu’ - dùng 2 tay nhấn vào động mạch ở cổ - có thể gây đột quỵ do thiếu máu, thậm chí ngưng tim.
2 ngày trước - Theo kết quả khảo sát qua điện thoại của Trung tâm Nghiên cứu dư luận toàn Nga (VTsIOM) với 1.600 người Nga từ 18 tuổi trở lên, gần 75% coi trào lưu mới xuất hiện chủ yếu trong trẻ em 'người giả thú' (quadrobic) là đáng phải lo lắng.
3 tuần trước - Nhiều người dùng TikTok chia sẻ về mẹo chăm sóc giấc ngủ mới, quấn mình trong chăn trước khi đi ngủ như trẻ sơ sinh, song chuyên gia đánh giá chưa có bằng chứng khoa học.
Xem tin bài khác
59 phút trước - Nhiều bác sĩ Hàn Quốc trong lĩnh vực thẩm mỹ, da liễu, nha khoa, cấp cứu đã sang Việt Nam trong năm nay để tìm việc.
59 phút trước - Trái cây, đậu phộng, rau xanh, cá béo, trứng giàu protein, chất xơ, giúp no lâu, bớt cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân và mỡ nội tạng.
1 giờ trước - Trong khi vì thiếu thuốc mà bệnh nhân ung thư ở TP.HCM phải chờ đợi, chạy vạy khắp nơi để chụp PET-CT chẩn đoán ung thư thì có một lò công suất lớn hơn phải 'trùm mền'.
1 giờ trước - MỸ - Y tá Schofield phải đối mặt với 44 tội danh sau khi bị cáo buộc thay thế thuốc giảm đau fentanyl dạng lỏng bằng nước máy khiến các bệnh nhân bị nhiễm trùng.
1 giờ trước - Khi tiêu thụ, carbohydrate được chuyển hóa thành glucose để cung cấp năng lượng cho các tế bào. Đó là lúc lượng đường trong máu tăng lên, vì vậy tuyến tụy bắt đầu giải phóng insulin để báo hiệu cho các tế bào hấp thụ nguồn năng lượng này.