ttth247.com

Trẻ mắc bệnh sởi cần ăn uống như thế nào?

Trong 2 tuần gần nhất, số trẻ em mắc bệnh sởi tại TP.HCM vẫn tiếp tục tăng. Vậy khi trẻ mắc bệnh sởi, cần cho trẻ ăn uống như thế nào?

Theo bác sĩ Nguyễn Kim Ngân - khoa khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM, bệnh sởi là bệnh gây ra bởi vi rút sởi nên có thể truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ...

Bệnh sởi có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh. Bệnh sởi có thể gây thành dịch.

Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp là viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng...

Trẻ suy dinh dưỡng không có miễn dịch đủ tốt để giúp cơ thể chống lại vi rút và khiến cơ thể chậm hồi phục, nên khi mắc bệnh sẽ nặng và kéo dài hơn so với trẻ có dinh dưỡng đầy đủ.

Để phòng tránh trẻ bị suy dinh dưỡng, theo bác sĩ Kim Ngân, bữa ăn cho trẻ cần có đủ 4 món cân đối.

Ngoài cơm cung cấp nǎng lượng, cần có đủ 3 món nữa là rau quả cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ; đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng cung cấp chất đạm, béo và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ǎn ngon miệng.

Đồng thời cần giữ vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện.

Chế độ ăn cho trẻ mắc bệnh sởi nên được bổ sung vitamin A để tránh loét giác mạc, mù mắt.

Các thức ăn có chứa nhiều vitamin A như các loại thức ăn có màu đỏ, cam gồm bí đỏ, cà rốt, cà chua, khoai lang, ớt chuông, gấc, quả xoài, dưa lưới, thịt bò, trứng, dầu cá…

Chế độ ăn cho trẻ mắc bệnh sởi nên là thức ăn được nấu mềm như cháo, xúp, canh… chia nhỏ bữa ăn để dễ tiêu hóa.

Bổ sung đủ nước bằng cách uống thêm nước điện giải, canh, nước trái cây… do trẻ sốt dễ bị mất nước.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Trong quá trình trẻ mắc bệnh sởi cần cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, tắm và vệ sinh cá nhân sạch cho trẻ để phòng ngừa bội nhiễm...
1 tháng trước - Trẻ miễn dịch yếu, có bệnh nền, chưa tiêm chủng, nguy cơ lây nhiễm cao khi tiếp xúc bệnh nhân sởi hoặc chạm vào sàn nhà, bề mặt chứa virus sởi.
1 tuần trước - Trẻ em bị dị vật đường tiêu hóa rất nguy hiểm, có nguy cơ đe dọa tính mạng, do vậy phụ huynh cần biết cách xử lý.
3 tuần trước - Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 1.695 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, cao hơn gần 7 lần so cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, 676 trường hợp được xét nghiệm xác định dương tính, tăng 22,5 lần so năm ngoái.
1 tháng trước - Cha mẹ cho trẻ mắc bệnh sởi ăn đủ chất, bù nước, giữ nhà cửa sạch sẽ để cơ thể bé tăng cường sức đề kháng, nhanh hồi phục.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.