ttth247.com

Từ bỏ lối sống 'sang chảnh'...

Tại sao ngày càng nhiều bạn trẻ lại lựa chọn lối sống tiết kiệm? Phải chăng có một sự thay đổi lớn đang diễn ra trong tư duy và hành động của giới trẻ?

Sai lầm trong chi tiêu

Là một người từng theo lối sống "vô lo, vô nghĩ" nhưng sau đó cảm thấy không phù hợp nữa, Nguyễn Tuấn Dũng (34 tuổi), kiến trúc sư làm việc tại Công ty DP Architects Việt Nam, chia sẻ: "Từ khi còn là sinh viên cho đến lúc mới đi làm mình sống theo cách không nghĩ nhiều về tương lai. Lúc đó, tài chính rất hạn hẹp, nhưng mình muốn trải nghiệm nhiều thứ. Mình đam mê xe phân khối lớn và làm được bao nhiêu thì cũng để dành… đổi xe khác, nó như một vòng lặp đi lặp lại. Sau những ngày ăn uống sang chảnh, đâu ai biết bạn phải ăn mì gói haysống ẩn dật cả tháng không dám đi đâu".

Từ bỏ lối sống 'sang chảnh'...- Ảnh 1.

Nguyễn Tuấn Dũng chia sẻ: "Sau những ngày sang chảnh, đâu ai biết bạn phải ăn mì gói hay sống ẩn dật cả tháng không dám đi đâu”

ẢNH NVCC

Cũng sai lầm trong việc chi tiêu, Nguyễn Thị Ánh Tuyết (26 tuổi), ngụ tại 1C Ngô Quyền, P.Lý Thái Tổ, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội, thừa nhận: "Ở độ tuổi chập chững mới đi làm lại kém khâu quản lý tiền bạc, mình cũng đã từng sống vô lo. Đã có lúc mình chi vài tháng lương để mua những món đồ công nghệ đắt tiền với lý do kiểu "phục vụ công việc", nhưng thực tế cũng chẳng động đến được mấy lần. Hoặc có khi mình "đổ" hết tiền thưởng vào những khoản đầu tư "không đầu - không cuối", để rồi sau này nhìn lại chỉ biết cười xòa, chẳng biết tiền của bản thân đã… chảy hết đi đâu".

Từ bỏ lối sống 'sang chảnh'...- Ảnh 2.

Nguyễn Thị Ánh Tuyết

ẢNH NVCC

Còn Hà Thanh Minh (25 tuổi), chuyên viên digital marketing của Trung tâm thẩm mỹ NCB (TP.HCM), kể: "Cách đây 3 năm, mình đã sống vô lo, vô nghĩ. Mình sống theo cách này vì cái tôi quá lớn, mang tâm lý bung xõa đi, ai biết ngày mai thế nào? Sống chất, khẳng định bản thân và trong mắt người khác cho mình là đẳng cấp. Nhưng đâu biết đó là cái… vỏ bọc nhưng bên trong lại trống rỗng về kinh tế, cảm xúc".

Từ bỏ lối sống 'sang chảnh'...- Ảnh 3.

Hà Thanh Minh

ẢNH NVCC

Trước những sai lầm về tài chính, người trẻ ý thức hơn về lối sống của mình. Khi được hỏi về lối sống hiện tại mà bản thân theo đuổi, Hà Thanh Minh bộc bạch: "Mình muốn đầu tư và phát triển bản thân nhiều hơn, để chuẩn bị cho các kế hoạch tương lai. Ở thời điểm hiện tại chi tiêu hợp lý, có kế hoạch và biết cân nhắc khiến mình thấy an tâm hơn. Mình muốn làm giàu cho bản thân và gia đình cả vật chất lẫn tinh thần", Thanh Minh cười nói.

Lựa chọn cho mình lối sống tối giản, Nguyễn Thị Kiều Anh (22 tuổi), nhân viên kinh doanh của Phòng khám đa khoa Ecolife, TP.Hà Nội, khẳng khái: "Mình theo đuổi lối sống tối giản được 3 năm. Nó phù hợp với mục tiêu sống và tính cách cá nhân của mình. Mình thấy thoải mái hơn khi không phải chi tiêu nhiều vào những thứ ít hoặc không dùng tới. Lối sống này làm mình thoải mái và tăng tính tập trung vào mục tiêu hơn. Cho nện, khi mình cần thứ gì thì hoàn toàn có khả năng làm được".

Từ bỏ lối sống 'sang chảnh'...- Ảnh 4.

Trần Ngọc Tố Như

ẢNH NVCC

Còn Trần Ngọc Tố Như (25 tuổi), trợ lý tuyển sinh của Trường ĐH Hồng Bàng (TP.HCM), chia sẻ: "Hiện tại, mình không tham gia vào các hội mua sắm hay các chương trình khuyến mãi nào khác. Mình theo xu hướng sống đơn giản, đáp ứng đủ nhu cầu của bản thân và cân nhắc rất kỹ với bất kỳ quyết định nào liên quan đến tài chính. Một phần vì mình nhận thức được việc đã trưởng thành, sống độc lập hơn và cân nhắc nhiều đến tương lai xa".

Tiết kiệm tiền để có vốn đầu tư, phát triển cho tương lai

Theo tiến sĩ kinh tế Huỳnh Thanh Điền, giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (TP.HCM), trong những năm gần đây thế giới vừa trải qua đại dịch Covid-19, kinh tế toàn cầu bị suy thoái. Tiếp theo, sự chuyển đổi của các nền kinh tế hiện nay rất mạnh. Một số ngành nghề, doanh nghiệp không tuyển đội ngũ cơ hữu như ngày trước nữa mà chủ yếu sử dụng lao động tự do nên cũng có sinh viên tốt nghiệp ra trường không thể tìm được việc. Vì vậy, công ăn việc làm cũng ít hơn, bản thân các bạn trẻ sẽ cảm thấy việc kiếm thêm thu nhập trở nên khó khăn. Dẫn đến, các bạn trẻ có xu hướng tiết kiệm để tích lũy cho tương lai.

Tiến sĩ Thanh Điền nói: "Hiện nay, xu hướng sống tối giản, tiết kiệm, cắt giảm những thứ lãng phí đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Nhiều trường, các phương tiện truyền thông cũng chia sẻ về cách quản trị tài chính cá nhân. Các quy luật tiết kiệm, chi tiêu, đầu tư nhỏ, sử dụng đồng tiền thông minh hay chủ động tài chính được nhiều người biết đến. Các bạn trẻ nắm bắt tốt nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hành vi. Cho nên, các bạn có định hướng tiêu dùng tối giản, thân thiện với môi trường, đúng với xu hướng. Từ đó, tiết kiệm tiền để có vốn nhỏ đầu tư, phát triển cho tương lai sớm".

"Việc đặt ra dự định dài hạn có ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của người trẻ. Nhưng trước tiên phải bắt đầu hành động cụ thể đó là tiết kiệm. Cho nên, việc tiết kiệm, tích lũy, chủ động tài chính cho tương lai rất quan trọng. Ví dụ, hiện tại đi làm thu nhập hoàn toàn phụ thuộc vào sức lao động nhưng nếu gặp rủi ro không còn tiếp tục làm việc được nữa thì rất nguy hiểm. Vì vậy, mỗi người phải xác định thu nhập đến từ tài sản của mình, chứ không nên phụ thuộc vào việc làm thuê", tiến sĩ Thanh Điền nói thêm.

Cũng theo tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền, lối sống vô lo, vô nghĩ sẽ gây ra nhiều rủi ro nếu thu nhập hoàn toàn phụ thuộc vào việc… bán sức lao động. Việc cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trường lao động sẽ gây bất lợi cho người lớn tuổi. Vô lo, vô nghĩ là lối sống không bền vững, sau này sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo Tạp chí Kinh tế Việt Nam đưa tin, người Việt đang ngày càng thận trọng hơn với tình hình tài chính cá nhân. Cụ thể, 50% người ưu tiên hàng đầu cho tiết kiệm và 48% muốn đảm bảo an toàn tài chính cho gia đình trước tình huống khẩn cấp, tăng lần lượt 10% và 15% so với năm trước. Vì những lý do này, số người mở tài khoản tiết kiệm đã tăng vọt gần gấp đôi, lên 62% vào năm 2023. Năm 2024, người dùng vẫn sẽ duy trì thái độ tài chính thận trọng với 54% lựa chọn tiết kiệm nhiều hơn nữa. Tâm lý và hành vi này đã thúc đẩy các xu hướng tài chính thông minh mới bắt đầu nở rộ.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
6 ngày trước - Tốt nghiệp phổ thông hai năm trước, nhưng năm nay H’Nhé (20 tuổi, quê Gia Lai) mới vào học ở Trường cao đẳng Y Dược Sài Gòn (TP.HCM). Bởi H’Nhé không có tiền đi học.
1 tháng trước - Nhiều người vẫn còn mang quan niệm du học sinh là con nhà giàu, được bố mẹ tài trợ đầy đủ, không phải lo lắng về tài chính. Tuy nhiên, hiện nay du học sinh có đa dạng tình trạng tài chính khác nhau.
2 tuần trước - 85 cá nhân được tuyên dương "Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi" toàn quốc năm nay là những người trẻ luôn sẵn sàng đảm nhận các khâu khó, việc mới; không ngừng sáng tạo, đưa ra các sáng kiến, giải pháp hay…
1 tuần trước - Hà Nội- Hơn một tuần nay, cứ cuối ngày Thu Hà lại cùng bạn ghé qua điểm lắp camera giao thông trên phố Triệu Quốc Đạt để chụp ảnh, check-in.
1 tháng trước - Lãng phí tiền bạc dường như là một thói quen xấu mà nhiều người mắc phải. Biết và áp dụng kỹ năng quản lý tài chính sẽ giúp bạn hướng đến tự do tài...
Xem tin bài khác
7 phút trước - Amazon vừa ra quyết định yêu cầu toàn bộ nhân viên đến văn phòng làm việc 5 ngày một tuần, trở thành công ty công nghệ lớn đầu tiên trên thế giới từ bỏ chế độ làm việc từ xa và quay lại nề nếp làm toàn thời gian tại văn phòng.
7 phút trước - Tuổi Trẻ Start-up Award 2024 được ví như hành trình kiếm tìm "cảm hứng khởi nghiệp xanh", ưu tiên những ý tưởng, mô hình, giải pháp, sản phẩm khởi nghiệp thân thiện môi trường, tạo ra giá trị thiết thực cho cộng đồng.
22 phút trước - Nữ sinh khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Vinh cũng vừa giành được danh hiệu lớn tại cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024.
25 phút trước - Bằng tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo, thanh niên Thừa Thiên-Huế đã tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước…
25 phút trước - Bắt đầu hiến máu tình nguyện từ năm 2011, đến nay anh Kiều Sĩ Nguyên (33 tuổi), thôn Yên Lạc 2, xã Cần Kiệm, H.Thạch Thất (TP.Hà Nội), đã có 57 lần hiến máu và tiểu cầu cứu người.