ttth247.com

Tuổi thơ theo mẹ nhặt ve chai, giờ đậu đại học mẹ ung thư giai đoạn nặng

"Từ khi tôi biết bị ung thư tới nay, tiền dồn hết để mua thuốc. Hai mẹ con chỉ ăn dằn bụng để sống. Giờ An vào đại học, thực sự tôi chỉ biết cắn móng tay chứ không biết làm sao" - bà Phan Thị Lẹ (51 tuổi, tên thường gọi là Lệ) mắt mờ đến 98%, thân thể tiều tụy bật khóc khi ngồi trong phòng điều trị. Bên cạnh bà, cô con gái là Phan Thị Huệ An - nhân vật của Tiếp sức đến trường 2024 - cũng không ghìm được hàng nước mắt.

Tuổi thơ cùng mẹ lang bạt, nhặt ve chai

An là con gái duy nhất của bà Lệ - người phụ nữ sống đơn thân và có một hành trình số phận buồn bã. Bà Lệ quê ở Điện Phong, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) nhưng phải xa gia đình để vào TP.HCM làm thuê, giúp việc nhà. Năm 33 tuổi, bà kể rằng do ở lâu trong gia đình người chủ ở TP.HCM, thấy bà thật thà, hoàn cảnh lại tội nghiệp nên bà được gán ghép với người con trai chủ nhà. Khi vừa mang thai Huệ An, người cha của An đột ngột qua đời ở nước ngoài.

Một thời gian, do làm ăn sa sút nên gia đình của ba Huệ An không thể giúp đỡ hai mẹ con. Bà Lệ phải ôm bụng bầu lang thang khắp phố phường ở TP.HCM để kiếm sống.

"Tôi ở trọ dọc bờ kênh, gầm cầu, rồi thuê nhà với giá rẻ nhất để tá túc qua ngày. Lúc đó, để sống được, phải đi nhặt rác ban ngày, đêm thì đi rửa bát thuê. Tới lúc sinh An được một tháng, tôi phải ôm con đi khắp nơi để kiếm sống. Con bé đau yếu và gầy trơ xương vì suy dinh dưỡng, lại đi giữa mưa nắng nên thể trạng rất yếu" - bà Lệ nhớ lại những ngày con còn bé thơ.

Mẹ ung thư không để con thất học

Năm An lên 2 tuổi, bà An có dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Vùng ngực xuất hiện những cơn đau âm ỉ. Đi khám thì các bác sĩ kết luận bị ung thư vú.

Bế tắc, bà Lệ buộc phải bế con quay về quê nhà, ra thị xã gần đó thuê một phòng trọ rồi tiếp tục rong ruổi.

Năm An lên 5 tuổi, hai mẹ con lại một lần nữa quay ngược lại TP.HCM tiếp tục hàng trình lang bạt, thuê tro, nhặt đồng nát. Cũng trong năm đó, khối ung thư vùng ngực bà Lệ có dấu hiệu ứ nước.

Trong một chuyến từ thiện, cố ca sĩ Phi Nhung đã bày tỏ sự thương cảm khi nghe câu chuyện của hai mẹ con Quảng Nam. Danh ca này cho bà Lệ 3 toa thuốc để tiếp tục cầm cự. Bà sử dụng và có đỡ hơn để tiếp tục tháng ngày rong ruổi mưu sinh khó nhọc của mình.

Bà Lệ nói rằng khi An vào tuổi đi học lớp 1, bà đắn đo trăn trở rồi quyết định lại về quê nhà xứ Quảng. Đời mẹ đã cực khổ, buồn sầu, bà không thể để đứa con mình thất học.

Về lại quê hương thêm một lần nữa, bà Lệ và con gái cứ lang thang nay đây mai đó. Nơi ở của hai mẹ con là những căn nhà trọ thấp ẩm, rẻ tiền nhất. Lúc họ tá túc ở xã Điện Minh, khi ở Điện An. Khi An lên lớp 2, thấy mẹ con lang bạt cơ cực quá nên người chị gái của bà Lệ, cũng sống đơn thân như em gái mình, nhà ở huyện Duy Xuyên đã cho hai mẹ con về tá túc.

An bảo rằng 18 năm qua, hình ảnh cô nhớ nhất và luôn bật khóc khi nghĩ về đó là cảnh ngồi sau chiếc xe đạp của mẹ để lang thang khắp phố xá đi lượm đồng nát, nhặt ve chai. Rồi những đêm An phải ngồi góc quán ngủ gật trong lúc mẹ bồng đi rửa bát thuê.

Con lang thang theo mẹ suốt cả một tuổi thơ nghèo khó, thiếu thốn, nhưng bà Lệ nói con gái mình luôn học ở mọi lúc, mọi nơi. An học khá, học đều tất cả các môn.

"Khi tôi còn khỏe mạnh thì đi làm được đồng nào dồn qua bù lại cho con. Thương con không có cha, mình cố gắng bù đắp được chừng nào hay chừng đó. Nhưng bao năm nay tôi phát bệnh rồi cứ sống lay lắt, nên cháu thiếu thốn đủ thứ. Người lúc nào cũng gầy khô, yếu rọp.

Học mọi lúc, mọi nơi, đậu vào Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 

18 tuổi, vừa chính thức trở thành tân sinh viên đại học, đôi mắt Huệ An luôn trĩu nặng nỗ u sầu. An nói từ nhỏ tới nay vì thấy mẹ và mình khổ cực quá nên cô âm thầm quyết chí học tập để quyết thay đổi số phận. Dù trải qua một tuổi thơ buồn tủi, thấm đẫm những thiệt thòi, số phận nhưng chưa lúc nào Huệ An thấy lo lắng và như bất lực như từ lúc biết mình đậu đại học.

"Khi biết con đậu đại học, tui trào nước mắt. Giờ mẹ tiều tụy, bệnh tật chẳng biết sống được nay mai thế nào, mạng sống còn không biết giữ được hay không chứ chưa nói chuyện đi làm mà nuôi con học đại học. Thương An đứt ruột mà bất lực, chỉ mong có phép màu hay ai đó biết mà nhận cưu mang cháu, tôi mang ơn suốt đời" - bà Lệ vừa nói vừa khóc.

An nói trước khi đăng ký vào đại học, bạn từng nghĩ rằng sẽ học xong lớp 12 rồi nghỉ học để đi rửa bát, làm công nhân kiếm tiền nuôi mẹ. Nhưng khi kể vậy thì mẹ lại bật khóc, hai mẹ con cùng ôm nhau khóc vì tủi thân.

Điều may mắn nhất cho An là trong nghèo khó luôn được thầy cô, các mạnh thường quân thương giúp cho sách vở, quần áo để học hết 12.

Huệ An vừa đậu vào Ngành thiết kế đồ họa, Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng với 23,5 điểm. Cô tân sinh viên Quảng Nam này gầy gò, da vàng vì bị suy dinh dưỡng từ nhỏ.

"Mình chọn ngành Thiết kế đồ họa, Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng để học vì nghĩ ngành này không cần quen biết vẫn xin được việc, ra trường có việc làm ngay để thật nhanh về nuôi mẹ. Mình sợ cảnh mẹ sẽ yếu dần từng ngày" - An nói.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Gia đình người cha mù, mẹ thiểu năng có thêm cô con gái thứ hai theo chị vào đại học. Một lần nữa, người cha lại gọi điện, thiết tha xin suất học bổng Tiếp sức đến trường cho con đến giảng đường.
1 tuần trước - Lớn lên trong căn nhà tranh, 5 chị em Minh nỗ lực làm việc, kiếm tiền giúp bố mẹ sửa sang ngôi nhà khang trang, hiện đại hơn.
2 tuần trước - Các món bún truyền thống Hà Nội được nhiều người lựa chọn khi có dịp sum vầy như: Bún chả, bún riêu cua, bún vịt xáo măng, bún ốc nóng.
4 ngày trước - Đang học năm nhất Trường đại học Kinh tế - Luật TP.HCM, Ka Thẩm được chẩn đoán ung thư giai đoạn ba. Dù cô cố 'quên', u hạch vẫn nổi khắp người.
1 tháng trước - Đến bây giờ mong mỏi lớn nhất của Quế Trâm là một cuộc sống bình thường nhưng cô biết đó là điều quá khó với một người từng làm "sugar baby".
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Trong lúc chạy lũ thấy vợ chần chừ, chồng tôi kéo tay giục giã: ‘Đi thôi em ơi, bám vào áo anh, còn người là còn của. Em với con còn sống thì anh mới làm lại được’”, chị Thoa chia sẻ.
2 giờ trước - Sau 1 thời gian nhá hàng bằng đoạn video ngắn, Mai Dora đã thả xích loạt ảnh diện bikini cực nóng bỏng.
3 giờ trước - Ngày 19-9, Trường đại học Nam Cần Thơ trao tặng cho đại diện báo Tuổi Trẻ số tiền của đoàn viên thanh niên nhà trường, đóng góp cho đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng của bão số 3.
4 giờ trước - Chiều 19.9, nhiều người ở TP.HCM vất vả di chuyển, lội nước qua đoạn đường ngập do triều cường. Nhiều người đã quá quen với cảnh này, các chủ quán hai bên đường bị ngập thở dài vì ế khách.
5 giờ trước - Hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân nghèo là một nghĩa cử đầy cao đẹp của đội ngũ y, bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.