ttth247.com

Ứng xử sao với cây xanh lâu năm?

Nhưng sau nhiều sự việc cây xanh ngã đổ, gãy nhánh gây thương tích và chết người, chúng ta cần đặt ra câu hỏi ứng xử sao với các tình huống này?

Có kế hoạch chăm sóc riêng biệt

Ghi nhận thực tế tại TP.HCM, nhiều tuyến đường có cây xanh lâu năm. Như đường Nguyễn Bỉnh Khiêm dọc theo tường Thảo cầm viên có hàng cây dầu lâu năm cao hàng chục mét. Con đường này lúc nào cũng mát rười rượi nhờ bóng cây xanh.

Hay đường Ba Tháng Hai cũng đặc trưng bởi hàng cây dầu, sọ khỉ lâu năm hai bên đường. Với nhiều người khi nhắc tới tuyến đường này, hình ảnh hiện lên ngay lập tức trong đầu chính là cây xanh.

Còn đường Trương Định chạy dọc công viên Tao Đàn cũng mướt mắt với hàng cây lâu năm thẳng tắp che nắng che mưa. Và còn nhiều tuyến đường khác cũng có cây lớn như Trần Quang Khải, Nguyễn Tri Phương...

Công viên thì có công viên Gia Định, Tao Đàn, Văn Lang... cũng nổi tiếng với những cây to che mát cho người dân tập thể dục, nghỉ ngơi.

Về vấn đề chăm sóc, duy tu cây xanh cổ thụ, đại diện Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (thuộc Sở Xây dựng) cho biết đơn vị có kế hoạch đánh giá, thay thế cây xanh trên đường phố cũng như công viên nói chung.

Đồng thời cũng có kế hoạch từng bước đánh giá cây nào già cỗi, có dấu hiệu xuống sức để đốn hạ, thay mới. Việc này hằng năm đều được thực hiện thường xuyên.

"Những cây lâu năm thường phải chăm sóc khác cây mới trồng vài năm. \

Bên phía chúng tôi cũng có xây dựng Sổ tay hướng dẫn trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên tổ chức, cá nhân với các nội dung lựa chọn vị trí trồng cây; tìm hiểu về đặc điểm của cây dự kiến trồng; chuẩn bị cây trồng; trồng cây; cắt tỉa cây xanh; bảo vệ cây xanh khi thi công công trình; nhận diện những dấu hiệu cây xanh nguy hiểm; quản lý cây xanh.

Hay hướng dẫn ứng xử khi cây xanh nằm trong phạm vi công trình. Chúng tôi gửi các quận huyện, đơn vị chăm sóc cây xanh và đăng tải trên trang web của Sở Xây dựng để tất cả các đơn vị nắm và làm tốt vấn đề này", vị này nói.

Cây xanh tới tuổi cũng phải thay

Những hàng cây xanh lâu năm quý giá nhưng sẽ già đi theo đặc tính và tới lúc nào đó cây sẽ chết vì già, sâu bệnh... Do đó dù được chăm sóc, duy tu nhưng những tai nạn cây xanh trong đô thị liên quan tới cây lớn vẫn xảy ra.

Từ năm 2020 đến nay tại TP.HCM đã có sáu người dân thiệt mạng và hơn chục người bị thương vì cây xanh ngã đổ, gãy cành. Hay ví dụ như sau những cơn mưa gió mạnh, trên các con đường có cây lớn vẫn luôn có cành rơi rụng.

Vị đại diện Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM cho biết luôn phải đánh giá các cây xanh lâu năm có dấu hiệu xuống sức, sâu bệnh gì không. Khi các kết quả cho thấy cây không chịu được thì đốn hạ.

Có những cây rất lớn nhìn xanh tốt nhưng các đơn vị đốn hạ là có lý do chứ không phải ngẫu nhiên thực hiện. Người dân cũng cần chia sẻ với cơ quan chức năng, tránh việc đăng tải hình ảnh anh em duy tu cây xanh với thông tin không đúng.

Ở góc độ chuyên gia, tiến sĩ Phạm Viết Thuận, viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, nhận định rằng quan điểm chung là không vì một sự cố mà cắt bỏ cây xanh vô tội vạ. Nhưng cây xanh lâu năm thì cần phải có kế hoạch khảo sát, thay mới khi cây tới tuổi. Cây xanh cũng như con người, tới một độ tuổi nhất định sẽ có những hư hại, khiếm khuyết hay chết vì già.

Cụ thể hơn, ông Thuận nói khi cây xanh đạt tuổi đời theo cơ chế sinh học sẽ tự hủy. Các tế bào sẽ chết, liên kết gỗ sẽ không còn dẫn đến một cành cây bị chết khô, dần dần cả cây chết. Trong môi trường TP.HCM, cây không đạt được tuổi đời tối đa như ngoài tự nhiên. Do đó phải có tổng rà soát lại hệ thống cây xanh lâu năm sau sự cố ở công viên Tao Đàn.

"TP nên mời cơ quan có chuyên môn đánh giá, khảo sát từng cây một, cây nào quá niên hạn thì xử lý, cây nào còn thì duy tu, chăm sóc phù hợp. Để không xảy ra sự cố đáng tiếc thì buộc phải thực hiện khảo sát từng cây một, thậm chí là từng cành", ông Thuận góp ý.

Cũng góp ý để TP.HCM chăm sóc cây xanh tốt hơn, tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Thi, khoa sinh học và công nghệ sinh học Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM), cho rằng chỉ có thể đầu tư mạnh hơn cho mảng này.

TP.HCM phải xem xét việc tăng thêm máy móc hiện đại để các đơn vị cây xanh chăm sóc cây được tối ưu nhất.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Đơn vị quản lý dùng xe nâng, máy siêu âm, khoan thân kiểm tra nhưng chưa ghi nhận hết cây rỗng ruột, dễ gãy đổ, việc phát hiện chủ yếu dựa vào quan sát, kinh nghiệm.
2 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tháng trước - Hàng chục hội nhóm, hàng trăm người công khai rao bán cái gọi là sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu (gọi chung là sâm Việt Nam)... được trồng hoặc phát hiện ngoài tự nhiên trên các trang mạng, nhưng phần lớn là sản phẩm mạo danh.
1 tháng trước - Thì Bến Tre, chứ còn ai! Nghe bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, ai cũng muốn có dịp về thăm Bến Tre. Tôi cũng vậy.
2 tuần trước - 'Cây tre Việt Nam' là biểu tượng cho sự mềm dẻo, xanh sạch đẹp, vươn cao trong sự khiêm nhường, kết lũy thành tạo sức mạnh đoàn kết, rễ bám sâu trong lòng đất Việt.
Xem tin bài khác
20 phút trước - Quảng Nam- 11 hộ với hơn 40 người dân ở xã biên giới xã Đắc Pre, huyện Nam Giang di dời khẩn cấp trong đêm 19/9 vì ngọn đồi sau khu dân cư xuất hiện vết nứt.
44 phút trước - Lực lượng chức năng đã tiến hành trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập và xe đầu kéo bị chìm dưới sông Hồng sau 11 ngày xảy ra sự cố. Cạnh đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã vào cuộc tiến hành các công tác điều tra.
44 phút trước - Ngoài ra, nhiều cơ sở bị xử phạt do sử dụng người hành nghề nhưng không có chứng chỉ hành nghề.
44 phút trước - Sau 10 ngày bị lũ cuốn trôi, đến nay cầu phao Ninh Cường, cầu phao duy nhất trên quốc lộ ở miền Bắc, vẫn chưa thể hoạt động trở lại.
44 phút trước - Chuỗi sai phạm của bà Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc kiêm Chủ tịch Xuyên Việt Oil, gây thất thoát ngân sách hơn 1.463 tỉ đồng; nhưng đến nay tài khoản của bà này và công ty chỉ còn hơn 4 tỉ đồng.