ttth247.com

Vì sao ăn ít vẫn béo?

Tôi ăn rất ít, gần như không tiêu thụ tinh bột, chỉ ăn trái cây, rau xanh, protein, nhưng vẫn béo, nguyên nhân là gì? (Chi, 31 tuổi, Hà Nội)

Trả lời:

Nhiều người cho rằng bản thân ăn ít, thậm chí chỉ uống nước vẫn béo. Ngược lại, một số người ăn nhiều vẫn không thể tăng cân. Sự khác nhau nằm ở nhiều yếu tố như di truyền, cơ địa, lối sống và chế độ ăn uống.

Thực tế, tốc độ trao đổi chất cơ bản là mức độ calo mà cơ thể bạn tiêu thụ để duy trì các chức năng cơ bản như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa. Nếu tốc độ trao đổi chất cơ bản nhanh hơn, bạn sẽ đốt cháy calo nhiều hơn và dễ giảm cân hơn. Ngược lại, nếu tốc độ trao đổi chất chậm, bạn sẽ đốt cháy calo ít hơn và dễ tăng cân.

Mức độ hoạt động thể chất của mỗi người cũng khác nhau. Nếu một người không tập thể dục hoặc ít vận động, cơ thể sẽ không tiêu thụ năng lượng như một người tập thể dục thường xuyên. Do đó, người này cần ít calo hơn để duy trì cân nặng.

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ. Khi bạn ăn nhiều nhưng thành phần dinh dưỡng không cân đối, ví dụ nhiều thức ăn có chứa chất béo và đường, trong khi đó lại thiếu một số chất thiết yếu cho nhu cầu cơ thể, bạn sẽ vẫn luôn cảm thấy đói và thèm ăn. Khi đó, những chất bạn ăn vào lại không cần thiết nên đã chuyển thành mỡ dự trữ, những chất cơ thể cần lại không được cung cấp, về lâu dài gây tăng cân.

Vì vậy, nếu cảm thấy ăn ít nhưng vẫn béo, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu về cơ địa, từ đó đưa ra chế độ ăn uống và lối sống phù hợp . Lưu ý, cơ thể tăng cân khi năng lượng từ thức ăn đưa vào cao hơn năng lượng tiêu thụ, nên nếu ăn ít mà vẫn béo có nghĩa là bạn vẫn ăn quá dư thừa so với mức năng lượng cơ thể cần.

Ảnh mih họa: Lan Hương

Sự khác nhau cân nặng nằm ở nhiều yếu tố như di truyền, cơ địa, lối sống và chế độ ăn uống. Ảnh minh họa: Lan Hương

PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn
Phó Viện trưởng Viện phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân quân đội 108

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn uống là một thói quen quan trọng để phòng ngừa tăng huyết áp.
1 tháng trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
2 tuần trước - Bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị hở van tim bẩm sinh, cộng thêm thói quen thường xuyên thức khuya chơi game. Đây là hai yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân.
1 tháng trước - Trong cuộc sống hiện đại, có những thói quen mà nhiều người vẫn thực hiện hằng ngày nhưng không biết nó có tác hại đối với hệ miễn dịch như thế nào.
1 tháng trước - Thực phẩm siêu chế biến thường có hàm lượng đường và muối cao, và được làm từ những thành phần mà 'chúng ta thường không tìm thấy trong bếp'.
Xem tin bài khác
24 phút trước - Sau tai nạn, bệnh nhân chịu đựng nhiều đau đớn, chảy máu và không thể tiểu tiện, buộc gia đình phải đưa anh đến trung tâm y tế tuyến huyện để cấp cứu.
30 phút trước - Cha mẹ chia nhỏ nhiệm vụ học tập, kết hợp thời gian thư giãn, khen thưởng khi cần để trẻ tăng động giảm chú ý thích thú học và cải thiện kết quả.
30 phút trước - TP HCM- Chị Trúc, 47 tuổi, có u xơ to cách đây 8 năm, không tái khám mà uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, nay u lớn phải cắt bỏ tử cung.
30 phút trước - Tỷ lệ giường bệnh của hệ thống y tế tư nhân từ 6% hiện nay sẽ tăng lên 10% vào năm 2025 và 15% sau 5 năm nữa, theo Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn.
30 phút trước - Bắc Giang- Sau bữa tiệc liên hoan 20/10, 46 công nhân Công ty TNHH Shinsung Vina thuộc khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng đau bụng, nôn, sốt, nghi ngộ độc thực phẩm.