ttth247.com

Vì sao số ca nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Tháp tăng vọt?

Thời gian ủ bệnh kéo dài, nhiều bệnh nhân tự theo dõi tại nhà đến khi nặng mới nhập viện là nguyên nhân khiến số ca nghi ngộ độc bánh mì tại TP Hồng Ngự tăng từ 20 lên 148.

Số bệnh nhân nói trên bao gồm 20 công nhân Công ty may Thái Dương, nghi ngộ độc sau ăn bánh mì Hồng Ngọc 12 hôm 6/8. Trưa hôm sau, tiệm bánh mì Hồng Ngọc 12 bị tạm đình chỉ hoạt động. Từ đó đến chiều 12/8, nhiều người dân lần lượt nhập viện với triệu chứng tương tự.

Ông Võ Minh Phục, Trưởng Chi cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm, cho biết chiều 12/8 thêm hai người nghi ngộ độc, tức 5 ngày sau khi tiệm bánh mì ngưng hoạt động. "Đa số người bệnh đều ăn bánh mì Hồng Ngọc 12", ông Phục nói, thêm rằng khi có biểu hiện bệnh, nhiều người tự mua thuốc hoặc điều trị ở cơ sở y tế tư nhân, đến khi nặng mới nhập viện.

Anh Phan Quốc Trung đang điều trị tại khoa nhiễm, Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp, cho biết chiều 6/8 ăn bánh mì kẹp pate gan, chả lụa và dưa chua mua của tiệm Hồng Ngọc 12. Lúc ăn, anh không nhận thấy bánh mì có gì bất thường. Tối cùng ngày, anh đau bụng, sốt, hôm sau mua thuốc uống song không giảm, sáng 8/8 nhập viện bởi triệu chứng nặng hơn, đi ngoài hơn 30 lần. Anh đã được chuyển lên tuyến trên do tình trạng nặng, sốt, nôn ói, đi ngoài không ngừng. Sau điều trị tích cực, hiện sức khỏe anh tạm ổn.

Cùng phòng bệnh, anh Nguyễn Trọng Nghĩa, 21 tuổi, là một trong 30 người của Công ty may Thái Dương ăn bánh mì khi tăng ca tối 6/8. "Lúc ăn bánh mì vẫn còn nóng, không có mùi vị lạ", anh cho biết. Vài giờ sau, anh có cảm giác đau bụng song vẫn ráng làm việc. Đến hôm sau, Nghĩa cùng nhiều đồng nghiệp liên tục nôn, đi ngoài, phải nhập viện.

Hiện còn gần 100 bệnh nhân điều trị, sức khỏe ổn định.

Vì sao số ca nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Tháp tăng vọt ?

Một bệnh nhân nghi ngộ độc thực phẩm đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp. Ảnh: Ngọc Tài

Theo ông Dương Ân Hận, Phó giám đốc phụ trách CDC Đồng Tháp, kết quả soi phân tươi 19 mẫu bệnh phẩm thì có 13 mẫu nhiễm khuẩn Salmonella. Tuy nhiên kết quả này chưa đủ cơ sở để kết luận nguyên nhân gây ngộ độc. Cơ quan chức năng đang chờ kết quả kiểm nghiệm thực phẩm, dự kiến có trong ngày 15/8.

"Điều tra về ngộ độc thực phẩm phải dựa vào rất nhiều yếu tố để so sánh như triệu chứng bệnh nhân, kết quả kiểm nghiệm thực phẩm, bệnh phẩm", ông Hận nói.

Hiện cơ quan chức năng chưa kết luận nguyên nhân vụ việc.

Salmonella là vi khuẩn Gram âm, thuộc họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae), phân bố rộng rãi ở động vật nuôi (gia cầm, gia súc và các loại vật nuôi khác như chó, mèo,...). Vi khuẩn này phát triển trong khoảng 15-45 độ C, tối ưu ở 37 độ C, thường bị tiêu diệt ở 70 độ C trở lên.

So với Ecoli, ngộ độc do Salmonella gây triệu chứng nặng, nguy hiểm hơn. Ngộ độc thực phẩm do Salmonella có thể xuất hiện một ngày sau tiêu thụ món ăn bị nhiễm khuẩn, cũng có trường hợp sau 4-5 ngày.

Ngọc Tài

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Nhà khoa học Baruch Blumberg tò mò về mối liên hệ chủng tộc và bệnh tật, đến năm 1967 tìm ra vaccine ngừa viêm gan B - loại "vaccine ngừa ung thư đầu tiên trên thế giới".
3 tuần trước - 'Ăn cá thu có thể hỗ trợ sức khỏe tim, não, thúc đẩy tuổi thọ và hỗ trợ quản lý cân nặng'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 tháng trước - Với nguồn protein hoàn chỉnh, omega 3, vitamin và các khoáng chất quý, mực là món ngon có tác dụng tốt cho sức khỏe và chữa nhiều bệnh. Nhưng nhiều người đại kỵ với mực, cần biết cách ăn kẻo mang bệnh vào người.
1 tháng trước - Bác sĩ cho rằng nguyên nhân có liên quan đến việc bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy là do thiếu vận động và ăn quá nhiều sản phẩm chế biến và thịt đỏ.
1 tuần trước - Bệnh viêm phổi, hen suyễn, xơ phổi gây viêm, hẹp đường thở, khiến người bệnh thường có triệu chứng thở khò khè, nhịp tim không đều.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
5 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
5 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.