ttth247.com

Xét xử Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Những điểm đáng chú ý trong phiên xét hỏi tội vận chuyển tiền tệ qua biên giới

Dân Việt điểm lại những lời khai đáng chú ý đối với nhóm các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 với tội danh "Vận chuyển tiền tệ qua biên giới".

HĐXX thông báo hôm nay (27/9) sẽ tiến hành xét hỏi làm rõ đến các vật chứng, tài sản, đồ vật thu giữ và các quyền tài sản của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Do đó, HĐXX đề nghị các cá nhân, tổ chức có liên quan có mặt tại phiên tòa ngày để phục vụ việc xét hỏi.

Theo HĐXX, bị cáo Nguyễn Phương Anh khai nhận với vai trò là Tổng giám đốc Công ty SPG, về việc chuyển tiền ra nước ngoài bị cáo có quản lý 3 công ty và phối hợp với Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung và ông Chiu Bing Keung (là người bên Singapore, luật sư của bị cáo Lan) lập các hợp đồng "khống" cho 3 công ty, từ đó chuyển tiền đi nước ngoài, số tiền chuyển đi khoảng hơn 1.300 tỷ đồng số tiền nhận về hơn 800 tỷ đồng.

Những điểm đáng chú ý trong phiên xét hỏi tội vận chuyển tiền tệ qua biên giới vụ Vạn Thịnh Phát- Ảnh 1.

Các bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2. Ảnh: X.H

Theo bị cáo Phương Anh, cáo trạng truy tố mình về số tiền, hành vi, tội danh là đúng, không oan sai. Tuy nhiên, bị cáo Phương Anh cho rằng, mình cũng là người làm công hưởng lương, làm theo chỉ đạo của cấp trên, không có động cơ vụ lợi.

Tương tự bị cáo Trịnh Quang Công, khai phụ trách 7 công ty, các công ty này do bị cáo Hoàng giao nhiệm vụ quản lý, đến khi bị cáo Hoàng nghỉ việc thì bị cáo nhận chỉ đạo trực tiếp từ bị cáo Trương Mỹ Lan. Các hợp đồng, giao dịch với các công ty ở bên nước ngoài trên thực tế là không có, chủ yếu do bị cáo xây dựng các hợp đồng khống theo hồ sơ do ông Chiu Bing Keung gửi qua.

"Sau khi xây dựng các hợp đồng khống thì tôi chuyển cho Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Cống Quỳnh thực hiện việc chuyển tiền. Số tiền chuyển đi, chuyển về hiện tôi không nhớ chính xác, việc sử dụng tiền như thế nào bị cáo không biết, nguồn tiền chuyển đi là vay của ngân hàng khác", bị cáo Công trình bày và thêm, cáo trạng truy tố bị cáo về số tiền, hành vi, tội danh là đúng, không oan sai.

Những điểm đáng chú ý trong phiên xét hỏi tội vận chuyển tiền tệ qua biên giới vụ Vạn Thịnh Phát- Ảnh 2.

Bị cáo Trương Mỹ Lan - chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát ở vụ án giai đoạn 2. Ảnh: X.H

Tiếp đó, bị cáo Tô Thị Anh Đào khai nhận được bị cáo Trương Mỹ Lan chỉ đạo và giao quản lý Công ty Helios để nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam và chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài thông qua hợp đồng "khống" giữa Công ty Helios với Công ty ở nước ngoài. Hồ sơ của các công ty nước ngoài và các hợp đồng đều được nhận từ ông Chiu Bing Keung là luật sư của bị cáo Trương Mỹ Lan.

Theo bị cáo Đào, việc nhận và chuyển tiền thông qua việc ký các hợp đồng khống với các công ty nước ngoài là sai so với quy định của pháp luật. Bị cáo Đào cho rằng cáo trạng truy tố bị cáo về số tiền, hành vi, tội danh là đúng, không oan sai… 

Bên cạnh đó, 4 bị cáo khác gồm: Nguyễn Vũ Anh Thi, Nguyễn Hữu Hiệu, Bùi Anh Dũng, Trương Khánh Hoàng, Võ Tấn Hoàng Văn đều thừa nhận hành vi như cáo trạng quy kết.

Đối với Trương Mỹ Lan – chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị cáo này nói nghe rõ các lời khai của các bị cáo khác trong nhóm hành vi "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới" và không có ý kiến gì về lời khai của các bị cáo này.

Theo bị cáo Lan, việc vay tiền ở nước ngoài nhằm có tiền để tái cơ cấu SCB và khi nước ngoài họ cho vay thì bị cáo phải chuyển tiền trả lại cho họ. "Tôi xác định cáo trạng truy tố bị cáo về số tiền chuyển, nhận, hành vi, tội danh tôi không có ý kiến. Tôi đề nghị HĐXX xem xét hành vi này theo đúng quy định", bà Lan nói.

Trương Mỹ Lan đề nghị HĐXX xem xét về khoản tiền cơ quan công tố cáo buộc bà tội "Vận chuyển tiền qua biên giới"

Cũng tại phiên tòa chiều 26/9, trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Trương Mỹ Lan nói trong số tiền chuyển tiền ra nước ngoài hơn 1,5 tỷ đô, trong khi đó bị cáo nhận về hơn 3 tỷ đô, trong đó có số tiền chuyển từ bạn bè nước ngoài về gần 1 tỷ đô để mua cổ phần và tham gia tái cơ cấu tại SCB. Số tiền này sau đó đã bị cơ quan tố tụng sử dụng để quy kết cho bị cáo tội danh "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới", nên đề nghị HĐXX xem xét lại.

Bị cáo Lan nói thêm rằng, thủ tục trình tự để chuyển tiền ra nước ngoài bị cáo hoàn toàn không biết được, việc này do các nhân viên của SCB thực hiện; khi cơ quan tố tụng chỉ ra có sai phạm trong thủ tục thì bị cáo xin chịu trách nhiệm về hậu quả đã xảy ra và không có ý kiến…

Source: danviet.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Trong phiên xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 ngày 25/9 tại TAND TP.HCM nhóm bị cáo tội “Rửa tiền” hầu hết nhận tội. Riêng, Trương Mỹ Lan cho rằng cần xem xét, bối cảnh, động cơ xảy ra vụ án để đánh giá đúng hành vi của bị cáo.
3 tuần trước - Trong phiên xét hỏi vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 những ngày đầu tại TAND TP.HCM, 13 bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng quy kết.
3 tuần trước - Trước HĐXX, Vân khai bị nhiều áp lực công việc nên không nhớ đã ký bao nhiêu loại giấy tờ, hợp đồng, vì chỉ được trình cho nhiều bộ hồ sơ và chỉ việc ký vào những nơi được đánh dấu sẵn.
3 tuần trước - Tại phiên tòa xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, bà Trương Mỹ Lan khẳng định hành vi vận chuyển tiền chỉ liên quan tới mình, xin chịu hết toàn bộ trách nhiệm và xin tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các đồng phạm trong nhóm tội danh này.
2 tuần trước - Tại phiên tòa, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát xin Hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét, tài sản nào của bị cáo thì giữ lại để khắc phục hậu quả, còn phần nào không phải của bị cáo thì trả lại.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Tôi có bằng lái xe hạng C sắp hết hạn nhưng do đang làm việc ở Nhật Bản mấy năm nữa mới về, có được tự động cấp đổi hay phải làm thủ tục thế nào?
4 giờ trước - Trần Văn Tài - trưởng phòng giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBank) chi nhánh Mạo Khê (tỉnh Quảng Ninh) - bị khởi tố, bắt tạm giam vì tham ô tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
5 giờ trước - Quảng Ngãi- Phạm Hoàng Hữu, 37 tuổi, trong 30 giây lén lấy ôtô Hyundai Accent, chạy trốn khoảng 120 km thì bị bắt ở trạm BOT Bắc Bình Định.
5 giờ trước - Nhiều tình tiết trong vụ triệt phá, giải cứu 58 phụ nữ trẻ tại ổ nhóm tội phạm dâm ô có tổ chức núp bóng cơ sở kinh doanh karaoke - massage G7 được hé lộ.
6 giờ trước - Vụ cháy chung cư mini trong đêm khiến nhiều người bị mắc kẹt, và cảnh sát đã đưa xe thang tới giải cứu.