ttth247.com

20 năm đi tìm tự do cho loài gấu ở Việt Nam

Năm 2005, sau khi phát hiện khoảng 4.000 cá thể gấu bị nuôi nhốt lấy mật trên cả nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp Tổ chức Bảo vệ động vật thế giới (WAP) thực hiện chiến dịch nhằm từng bước xóa bỏ tình trạng này.

Chiến dịch giải cứu gấu nuôi nhốt

Ngay từ bước khởi đầu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quyết định 02/2005/QĐ-BNN về quản lý gấu nuôi nhốt. Theo đó, tất cả các cá thể gấu đang bị nuôi nhốt phải được gắn chip điện tử để nhận dạng và quản lý. Các cá thể gấu không có đăng ký, gắn chíp sẽ bị tịch thu. Hoạt động đăng ký quản lý và gắn chíp gấu đã được hoàn thành vào năm 2006.

20 năm đi tìm tự do cho loài gấu ở Việt Nam - Ảnh 1.

Gấu nuôi nhốt tại các hộ gia đình đã được cứu hộ đem về thả trong Khu bảo tồn gấu Cát Tiên do tổ chức Free the Bears tại Việt Nam điều hành

QUANG VIÊN

Chiến dịch chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật còn có sự tham gia của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV), Tổ chức Động vật châu Á (AAF), Tổ chức Four Paws và Free The Bears. Các tổ chức này đồng hành trong công tác cứu hộ gấu, hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật xử lý vi phạm về gấu, giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ mật gấu và kêu gọi các chủ gấu tự nguyện chuyển giao gấu đến các trung tâm cứu hộ.

20 năm đi tìm tự do cho loài gấu ở Việt Nam - Ảnh 2.

Phóng viên Báo Thanh Niên tác nghiệp tại Khu bảo tồn gấu Cát Tiên

THIÊN THẢO

Tại sự kiện kỷ niệm những dấu mốc quan trọng trong nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam với chủ đề "Chấm dứt nuôi nhốt gấu tại Việt Nam - Hành trình sắp cán đích" diễn ra tại Hà Nội mới đây, bà Maya Pastakia, Quản lý chiến dịch của tổ chức WAP cho biết: "Đăng ký và gắn chip cho các cá thể gấu là một trong những bước quan trọng đầu tiên được thực hiện vào năm 2005. Dù đây là một hành trình rất dài và gian nan, nhưng cũng tương tự như nhiều đơn vị, cá nhân khác, chúng tôi rất tự hào vì hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật sẽ sớm bị xóa bỏ hoàn toàn tại Việt Nam".

Những con số biết nói

Sau gần 20 năm nỗ lực không ngừng nghỉ, số lượng gấu bị nuôi nhốt đã giảm 95% từ khoảng 4.000 cá thể năm 2005 còn 192 cá thể tại 60 trại gấu tính đến hết tháng 8.2024. Hiện có 46/63 tỉnh, thành không còn gấu bị nuôi nhốt lấy mật.

Cục Kiểm lâm và Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trên cả nước đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ dần hoạt động nuôi gấu lấy mật thông qua các hoạt động đăng ký, gắn chip, thường xuyên theo dõi số gấu bị nuôi nhốt cũng như đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ gấu.

20 năm đi tìm tự do cho loài gấu ở Việt Nam - Ảnh 3.

Bà Bùi Thị Hà, Phó giám đốc ENV, trao kỷ niệm chương cho lực lượng kiểm lâm vì những đóng góp cho chương trình chấm dứt gấu nuôi nhốt

ẢNH EVN CUNG CẤP

"Chúng tôi trân trọng sự quan tâm và cam kết của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ban ngành cũng như quyết tâm cao của các cơ quan thực thi pháp luật, đặc biệt là ở các địa phương đã nỗ lực bền bỉ trong suốt 19 năm qua để giải cứu gấu nuôi nhốt tại Việt Nam", bà Bùi Thị Hà, Phó giám đốc ENV, nói.

Một số ví dụ điển hình đó là nỗ lực của cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng trong việc thuyết phục các chủ gấu chuyển giao gấu, đưa tỉnh này trở thành một trong những tỉnh, thành đầu tiên không còn tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật. Bên cạnh đó, với quyết tâm cao độ, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã rất xuất sắc vận động chủ nuôi chuyển giao thành công 94 cá thể gấu từ các trại gấu đến trung tâm cứu hộ.

20 năm đi tìm tự do cho loài gấu ở Việt Nam - Ảnh 4.

Một cá thể gấu được cứu hộ đem về chăm sóc tại Vườn quốc gia Cát Tiên, sau đó thả vào khu vực bán hoang dã do tổ chức Free the Bears tại Việt Nam điều hành

QUANG VIÊN

Trong khi đó, Hà Nội vẫn là địa phương có số lượng gấu bị nuôi nhốt nhiều nhất cả nước, chiếm khoảng 49% tổng số gấu bị nuôi nhốt hiện nay tại Việt Nam. Tính đến hết tháng 8.2024, vẫn còn 94 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt trong 16 cơ sở tư nhân tại Hà Nội với 94,7% số gấu tập trung ở huyện Phúc Thọ.

"Thời gian gần đây, ENV đã ghi nhận một số chuyển biến tích cực tại Hà Nội trong công tác giám sát, thực thi pháp luật cũng như tuyên truyền, khuyến khích người dân tự nguyện chuyển giao gấu. Tuy nhiên, cơ quan chức năng thành phố Hà Nội cần tiến hành những biện pháp quyết liệt hơn để thực sự chấm dứt được tình trạng nuôi gấu lấy mật trên địa bàn thủ đô", bà Hà chia sẻ.

20 năm đi tìm tự do cho loài gấu ở Việt Nam - Ảnh 5.

Các đại biểu tham dự sự kiện "Chấm dứt nuôi nhốt gấu tại Việt Nam - Hành trình sắp cán đích" tại Hà Nội ngày 22.11.2024

EVN CUNG CẤP

Các cơ quan chức năng, đặc biệt là tại Hà Nội có thể triển khai một số hoạt động để mang lại hiệu quả tích cực hơn, bao gồm: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở nuôi nhốt gấu, kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp nuôi nhốt, buôn bán trái phép gấu, mật gấu và các sản phẩm, bộ phận từ gấu.

Các cơ quan chức năng cũng cần nỗ lực khuyến khích các chủ gấu còn lại tự nguyện chuyển giao gấu cho Nhà nước mà không cần bồi thường. Các cơ quan thực thi pháp luật cũng cần kịp thời xử lý những hoạt động quảng cáo, buôn bán trái phép gấu, mật gấu và sản phẩm, bộ phận khác từ gấu đang phát triển mạnh mẽ trên internet, đặc biệt là thông qua các mạng xã hội như Facebook.

"Công tác thuyết phục chủ nuôi chuyển giao gấu tuy rất khó khăn, nhưng với quyết tâm cao, chúng tôi tin rằng tất cả các tỉnh, thành đều có thể thành công. Để đẩy nhanh việc chấm dứt triệt để tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật gấu tàn nhẫn và bất hợp pháp, 17 tỉnh, thành còn có gấu bị nuôi nhốt cần nhanh chóng có giải pháp chuyển giao toàn bộ 192 cá thể gấu còn lại đến các trung tâm cứu hộ, bảo tồn phù hợp", bà Hà nói.

Trung tâm Giáo dục thiên nhiên Việt Nam (ENV) được thành lập vào năm 2000 là tổ chức phi chính phủ đầu tiên của Việt Nam tập trung vào bảo tồn động vật hoang dã.

ENV đã dẫn đầu các nỗ lực chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật ở Việt Nam. EVN hỗ trợ đóng góp ý kiến để tăng cường thể chế, khắc phục các lỗ hổng pháp luật, phát triển các chính sách hiệu quả và thúc đẩy quá trình ra quyết định có liên quan tới vấn đề bảo vệ động vật hoang dã; hỗ trợ tăng cường thực thi pháp luật thông qua cung cấp thông tin và khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng cùng chung tay ngăn chặn nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép; góp phần giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã thông qua các chiến dịch dài hạn nhằm thay đổi thái độ và hành vi của cộng đồng.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Tính đến 17h chiều 7-9, bão số 3 đã làm người 4 người chết (Quảng Ninh 3 người và Hải Dương 1 người) và 78 người bị thương.
1 tháng trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tháng trước - Cơn bão mạnh nhất 30 năm - Yagi - đi qua Việt Nam trong 15 năm giờ, để lại chuỗi thiên tai kéo dài và những mất mát không thể hàn gắn với nhiều người.
2 tuần trước - Trong các group trên mạng xã hội, có nhiều hội buôn bán hàng Việt Nam cho người mua là cộng đồng người Việt sinh sống, làm việc và học tập tại Hàn Quốc. Nổi bật nhất là group 'Chợ Việt Nam tại Hàn Quốc' với gần 27.000 thành viên tham gia.
2 tuần trước - Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1.1.2025. Luật này quy định ô tô kinh doanh vận tải chở học sinh phải có màu sơn theo quy định của Chính phủ.
Xem tin bài khác
5 phút trước - Ông Nguyễn Đình Khang cho hay ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra thiết kế theo hướng không quy định trong luật việc phân chia kinh phí công đoàn 2%.
14 phút trước - Đa số đại biểu thống nhất duy trì khoản thu kinh phí công đoàn 2% nhưng cũng ý kiến cho rằng khoản thu này vào năm 1957 là hợp lý, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay không còn hợp lý và đang trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp có nhiều...
14 phút trước - Công an tỉnh Quảng Nam đã làm việc với đơn vị trúng đấu giá mỏ cát tăng 308 lần; đồng thời, quá trình điều tra sẽ cho khảo sát, đánh giá lại trữ lượng mỏ cát xem có đúng như kết quả đã phê duyệt ban đầu hay không.
14 phút trước - Hà Nội đang xây dựng tiêu chí xác định vùng phát thải thấp, đồng thời đề xuất nhiều biện pháp giao thông bền vững, tiến tới cấm xe máy ở nội thành vào năm 2030.
14 phút trước - Trong khuôn khổ hội nghị các Nhà lãnh đạo nhóm BRICS mở rộng tổ chức tại Kazan (Liên bang Nga), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.