ttth247.com

3 thói quen ngủ có thể khiến giảm thọ

Trên thực tế, nhiều người thường xuyên rơi vào tình trạngthiếu ngủ, từ đó tác động tiêu cực đến sức khỏe. Giấc ngủ kém sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer, tăng huyết áp, cholesterol cao và tiểu đường, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

3 thói quen ngủ có thể khiến giảm thọ- Ảnh 1.

Giấc ngủ kém trong thời gian dài có thể làm giảm tuổi thọ

Ảnh: PEXELS

Để duy trì sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, mọi người cần tránh những thói quen ngủ sau:

Ngủ quá muộn

Nhiều người được gọi là "cú đêm" vì thích thức khuya, đọc sách, xem tivi hoặc lướt điện thoại, đọc bài viết trên mạng xã hội hay xem TikTok. Dù đi ngủ muộn hơn người khác là điều bình thường nhưng nếu điều này kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại bất lợi với sức khỏe.

Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên thức khuya có xu hướng lạm dụng chất gây nghiện nhiều hơn, đồng thời có nguy cơ cao tham gia vào các hành vi nguy hiểm hơn.

Ngoài ra, những người thức quá khuya cũng dễ mắc các vấn đề tâm lý hơn. Một nghiên cứu trên chuyên san Chronobiology International phát hiện những người thức khuya có nguy cơ chết sớm cao hơn 9% so với người đi ngủ sớm.

Ngủ quá nhiều

Thiếu ngủ gây hại cho sức khỏe nhưng ngủ quá nhiều cũng không phải là điều tốt. Ngủ nhiều hơn mức khuyến nghị là 7-9 tiếng/đêm trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe như bệnhtiểu đường loại 2, bệnh tim, béo phì và trầm cảm.

Nghiên cứu trên chuyên san PLOS One xem ngủ nhiều là ngủ trên 10 tiếng/ngày. Những người này có chỉ số khối cơ thể cao hơn và nhiều khả năng mắc vấn đề tâm lý hơn. Người ngủ hơn 9 giờ/ngày thì nguy cơ tử vong sớm cao hơn 23%, trong khi tỷ lệ này với người ngủ hơn 11 giờ/ngày là 50%.

Ngủ sai tư thế

Vào ban đêm, chúng ta có xu hướng chọn một tư thế nằm thoải mái và giữ nguyên như vậy trong nhiều giờ. Thậm chí, nhiều người nằm như vậy suốt cả đêm. Tuy nhiên, nếu chọn tư thế ngủ không tốt thì có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe.

Các chuyên gia cảnh báotư thế ngủkhông tốt sẽ khiến chúng ta thức dậy với cảm giác đau ở một vị trí nào đó trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn nhiều vấn đề về cổ và lưng sau này. Chẳng hạn, ngủ với tư thế nằm sấp và đầu nghiêng sang một bên thì sẽ làm cơ cổ bị kéo căng, gây đau mỏi khi thức dậy, đồng thời ảnh hưởng đến hô hấp và cột sống, theo Healthline.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - 'Các nhà khoa học kêu gọi mọi người nên ăn hạn chế thịt đỏ sau khi phát hiện ra mối liên hệ giữa một loại sắt có trong loại thực phẩm này và bệnh tiểu đường loại 2'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết...
1 tháng trước - Các thói quen không lành mạnh có thể rút ngắn tuổi thọ của nhiều người. Và thực tế cho thấy, có nhiều thói quen không lành mạnh, chúng ta vô tình mắc mà không hay biết.
1 tháng trước - 'Nghiên cứu mới phát hiện chất béo không bão hòa đơn có thể làm giảm nguy cơ mắc huyết áp cao. Bơ là trái cây chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 tháng trước - Hút thuốc lá có thể sưng viêm và hẹp đường thở, còn uống rượu bia khiến nhịp thở chậm, tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ.
1 tháng trước - 'Một nghiên cứu mới đây phát hiện thời lượng tập thể dục tối thiểu để khắc phục những tác hại của ngồi nhiều'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
Xem tin bài khác
22 phút trước - Nghệ An- Sau khi ăn viên kẹo dẻo tại nhà, bé gái hai tuổi ở xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu bị ngạt thở, tử vong trên đường chuyển viện, chiều 19/9.
22 phút trước - TP HCM- Văn Nam, (30 tuổi, quận Bình Thạnh), trở thành người quen của trung tâm tiêm chủng vì vài tháng tiêm phòng dại một lần.
22 phút trước - Quảng Ninh- Bệnh nhân nam 34 tuổi đột ngột đau ngực trái, bác sĩ chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, nguy kịch, nguyên nhân có thể là nghiện thuốc lá.
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
5 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.